Những "nỗi khổ" doanh nghiệp tư nhân thời nào cũng gặp

Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là loại hình doanh nghiệp với nhiều đặc thù riêng biệt, doanh nghiệp này có những khó khăn không tránh được, trong đó điển hình:

Vốn và khả năng tiếp cận vốn hạn chế

Nguồn vốn của DNTN hình thành từ vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp, theo Điều 184 Luật Doanh nghiệp năm 2014. Theo đó, tài sản trong doanh nghiệp tư nhân là một phần không tách rời trong khối tài sản của chủ doanh nghiệp.

Hiện nay, doanh nghiệp tư nhân vẫn có quy mô nhỏ, khi hoạt động kinh doanh phát sinh nhu cầu tăng vốn, chỉ có cách duy nhất là chủ doanh nghiệp tự đầu tư thêm.

Do đó, dòng vốn đầu tư mở rộng và quay vòng rất ít, thậm chí là không có. Chính điều này đã làm cho doanh nghiệp tư nhân gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Nếu như công ty cổ phần có quyền hành cả cổ phiếu và trái phiếu, công ty TNHH được phát hành trái phiếu để huy động vốn thì DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Như vậy, việc không có vốn cũng như khả năng tiếp cận vốn hạn chế sẽ cản trở không nhỏ trong việc tham gia vào thị trường xuất khẩu và kinh tế toàn cầu.

Trách nhiệm vô hạn - rủi ro vô cùng

khó khăn doanh nghiệp tư nhân
3 khó khăn doanh nghiệp tư nhân nào cũng gặp (Ảnh minh họa)

Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân là chủ sở hữu duy nhất nên hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề của doanh nghiệp. Đây là ưu điểm cũng là nhược điểm lớn của DNTN.

Thêm vào đó, tài sản của chủ doanh nghiệp và DNTN không có sự tách bạch, các khoản nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng chính là nợ của chủ doanh nghiệp.

Khi có rủi ro xảy ra, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình và của cả doanh nghiệp chứ không giới hạn trong phạm vi số vốn góp như các loại hình doanh nghiệp khác.

Không có tư cách pháp nhân khó có bảo đảm

Tư cách pháp nhân sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo lòng tin trước khách hàng khi giao dịch, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân sẽ có sự độc lập về tài sản, khả năng chịu trách nhiệm khi xảy ra rủi ro cao hơn.

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, điều này là nhược điểm khá lớn của loại hình doanh nghiệp này. Do không có tư cách pháp nhân nên khó có sự bảo đảm để tạo lòng tin với khách hàng.

Tìm hiểu lý do vì sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân tại đây.

Bên cạnh đó, do chỉ có một người quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động nên nhiều khi sự phát triển mang tính tự phát, không có quy hoạch cụ thể. Điều này cũng dễ khiến các đối tác hoài nghi về khả năng của doanh nghiệp tư nhân.

Đây đều những khó khăn, những “nỗi khổ” mà bất cứ doanh nghiệp tư nhân nào cũng gặp phải, tuy nhiên, không thể phủ nhận những ưu điểm của loại hình này cũng như đóng góp đáng kể của khối doanh nghiệp tư nhân vào nền kinh tế đất nước hiện nay.

Xem thêm:

Doanh nghiệp tư nhân có ưu, nhược điểm gì?

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Đầu tư vào khu công nghệ cao là một lĩnh vực đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe theo quy định pháp luật. Vậy, nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất đã trở thành giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm. Cùng tham khảo hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại bài viết dưới đây.