Hiểu thế nào cho đúng về hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp?

Hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp không phải là vấn đề mới nhưng bản thân hai từ ngữ này rất dễ nhầm lẫn với nhau. Vậy bản chất hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Phân biệt Hợp nhất doanh nghiệp và Sáp nhập doanh nghiệp

Tiêu chí

Hợp nhất doanh nghiệp

Sáp nhập doanh nghiệp

Khái niệm

Là việc nhiều công ty hợp nhất thành một công ty mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất

Điều 194 Luật Doanh nghiệp hiện hành

Là việc nhiều công ty sáp nhập vào một công ty khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị sáp nhập

Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014

Chủ thể liên quan

- Công bị hợp nhất

- Công ty được hợp nhất

- Công ty bị sáp nhập

- Công ty nhận sáp nhập

Bản chất

Góp chung tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích để thành lập công ty mới

Chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cho công ty nhận sáp nhập

Hậu quả pháp lý

Tạo ra một công ty mới - công ty được hợp nhất và chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất

Chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị sáp nhập và giữ nguyên sự tồn tại của công ty nhận sáp nhập

Thủ tục hợp nhất/sáp nhập

Bước 1: Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất

Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất.

Bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty hợp nhất

Bước 3: Gửi hợp đồng hợp nhất cho chủ nợ và thông báo cho người lao động về (trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua)

Bước 1: Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập

Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập

Bước 3: Gửi hợp đồng sáp nhập tới các chủ nợ và thông báo cho người lao động (trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua)

Đăng ký doanh nghiệp

Công ty được hợp nhất tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp kèm theo hồ sơ:

- Hợp đồng hợp nhất;

- Nghị quyết và biên bản họp thông qua Hợp đồng hợp nhất

Công ty nhận sáp nhập tiến hành đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Trách nhiệm pháp lý của công ty được hợp nhất hoặc sáp nhập

Công ty hợp nhất hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ của các công ty bị hợp nhất

Các công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của mình sang cho công ty nhận sáp nhập


Trên đây là những tiêu chí để phân biệt hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp theo quy định mới nhất. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Để được kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Vậy doanh nghiệp cần sử dụng mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá nào theo quy định hiện hành?