Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có phải công chứng không?

Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là loại hợp đồng phổ biến trong doanh nghiệp. Rất nhiều người thắc mắc, để hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có hiệu lực thì có cần phải công chứng không?


Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là gì?

Theo điểm a khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị cổ phần được thể hiện bằng cổ phiếu. Cổ phiếu là một trong các loại tài sản dưới dạng giấy tờ có giá.

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Như vậy, vì cổ phần là tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức nên cổ phần là đối tượng của giao dịch dân sự.

Khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp quy định việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 385 Bộ Luật Dân sự 2015). Cho nên, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là một giao dịch dân sự dưới dạng hợp đồng, đối tượng của giao dịch này là cổ phần.

hop dong chuyen nhuong co phan co phai cong chungCó cần công chứng hợp đồng chuyển nhượng cổ phần? (Ảnh minh hoạ)

Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có phải công chứng không?

Khoản 2 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

Theo khoản 2 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc chuyển nhượng cổ phần như sau:

“Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.”

Như vậy, pháp luật doanh nghiệp không bắt buộc Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần phải công chứng, chứng thực mà chỉ cần có chữ ký của các bên.

Tuy nhiên, việc thực hiện Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần cũng có thể lựa chọn hình thức công chứng tại văn phòng công chứng. Việc công chứng này đảm bảo chắc chắn giá trị pháp lý của hợp đồng, cụ thể:

Khoản 2, 3 Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định:

- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

Như vậy, do pháp luật không cấm nên cá nhân, tổ chức hoàn toàn có thể công chứng Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Cập nhật: Thủ tục chuyển nhượng cổ phần 2021 mới nhất

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Đầu tư vào khu công nghệ cao là một lĩnh vực đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe theo quy định pháp luật. Vậy, nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất đã trở thành giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm. Cùng tham khảo hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại bài viết dưới đây.