Các nhà xuất khẩu Hàn Quốc hoạch định sở hữu trí tuệ tại Việt Nam như thế nào?

Trong bối cảnh mà tài sản trí tuệ chính là huyết mạch của doanh nghiệp, trong khi, các hành vi xâm phạm, đánh cắp tài sản trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi. Bởi vậy, việc hoạch định sở hữu trí tuệ là điều vô cùng cần thiết. Vậy, các nhà xuất khẩu Hàn Quốc hoạch định sở hữu trí tuệ tại Việt Nam như thế nào?

Dưới đây là một số nội đung hoạch định của các nhà xuất khẩu Hàn Quốc đối với sở hữu trí tuệ tại Việt Nam:

1. Đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam

Theo thống kê mới nhất của Bộ Kế hoạch đầu tư Việt Nam năm 2022, Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam cả về số vốn đăng ký và số dự án đầu tư với gần 9.500 dự án và hơn 80 tỷ USD.

2. Ưu tiên bảo vệ quyền SHTT

Với các hoạt động đầu tư và kinh doanh trên quy mô lớn của các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền SHTT luôn được các cơ quan chính phủ Hàn Quốc coi trọng và xem là ưu tiên hàng đầu.

Đảm bảo an toàn pháp lý và thúc đẩy bảo vệ quyền SHTT là cơ sở quan trọng để bảo vệ lợi ích của các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam và ngăn chặn bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại tiềm ẩn nào do hành vi đánh cắp và xâm phạm quyền SHTT gây ra.

3. Hội thảo tại Hàn Quốc

Nhận lời mời của KITA (Korean International Trade Association) và KMDIA (Korean Medical Equipment Industry Association), ông Nguyễn Vũ Quân, Luật sư Sở hữu Trí tuệ của KENFOX IP & Law Office đã tham gia hội thảo và có bài thuyết trình với chủ đề “Chiến lược bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ cho các nhà xuất khẩu Hàn Quốc tại Việt Nam”.

Tham gia hội thảo gồm hơn 100 công ty Hàn Quốc sản xuất trang thiết bị y tế, mỹ phẩm, thời trang, các sản phẩm nông nghiệp, các đại diện của KITA và KMIDA. Phát biểu tại hội thảo, ông Quân nêu bật những trường hợp vi phạm quyền SHTT điển hình mà các chủ thể quyền Hàn Quốc đã gặp phải tại Việt Nam, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân sâu xa của vấn nạn này. Ông cũng đề cập đến các thách thức hiện nay liên quan đến xâm phạm quyền SHTT tại Việt Nam.

Trên cơ sở này, ông Quân đã phân tích các lộ trình pháp lý để ứng phó hiệu quả với các hành vi xâm phạm quyền SHTT tại Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị quan trọng cho các doanh nghiệp Hàn Quốc về cách bảo vệ quyền SHTT của họ tại thị trường Việt Nam.

hoach-dinh-so-huu-tri-tue
Chiến lược tốt nhất để các nhà xuất khẩu Hàn Quốc bảo vệ quyền SHTT tại Việt Nam (Ảnh minh họa)

4. Chia sẻ kinh nghiệm

Một cách hiệu quả để bảo vệ quyền SHTT là thông qua hoạch định chiến lược và thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền SHTT. Điều này có thể bao gồm đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả và sáng chế, thực hiện các thỏa thuận bảo mật và không tiết lộ, giám sát và thực thi quyền SHTT và tìm kiếm các biện pháp pháp lý trong trường hợp vi phạm.

Một yếu tố cần thiết khác đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam là luôn cập nhật luật pháp và quy định của Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ. Điều này có thể giúp họ điều hướng khuôn khổ pháp lý và đảm bảo tuân thủ các quy định tại Việt Nam, do đó, tránh mọi tranh chấp pháp lý và hình phạt.

5. Điều tra thị trường

Ông Quân chia sẻ thêm, trong quá trình làm việc, ông đã trực tiếp tham gia một dự án do chính phủ Hàn Quốc cấp vốn được KOTRA yêu cầu. Cụ thể, ông đã tiến hành điều tra tình trạng xâm phạm quyền SHTT của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại 05 tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội.

Dựa trên những phát hiện của mình, ông Quân đã cung cấp cho KOTRA một báo cáo toàn diện bao gồm các phân tích chi tiết và khuyến nghị về cách bảo vệ hiệu quả tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Ông Quân đã cung cấp những hiểu biết có giá trị về các bước mà các doanh nghiệp Hàn Quốc có thể tiến hành trên thực tế để bảo vệ quyền SHTT của họ tại Việt Nam.

6. Đơn vị tư vấn chính thức của KMDIA

Ghi nhận và đánh giá cao các đóng góp của ông Quân và KENFOX IP & Law Office, KMDIA đã mời ông tham gia là cố vấn chính thức của KMDIA cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Theo kế hoạch, ông Quân sẽ tham gia K-Medi Expo tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6/2023 tại thành phố Hồ Chí Minh và có bài trình bày trước hơn 100 doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia sự kiện này.

Ông Quân tin rằng các chủ thể quyền SHTT thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không chỉ cần xử lý một sự vụ xảy ra với họ tức thời, mà cần một đối tác mang tầm chiến lược, thấu hiểu môi trường pháp lý tại Việt Nam, có kinh nghiệm chuyên sâu ứng phó với mọi tình huống phức tạp.

Đội ngũ của KENFOX IP & Law Office tự hào đã đồng hành và xử lý thành công nhiều vụ xâm phạm SHTT với quy mô lớn, phức tạp và tinh vi, góp phần vào sự thành công của các chủ thể quyền SHTT trong hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Xác định nhãn hiệu mang tính mô tả hay chỉ mang tính gợi ý tại Việt Nam, Lào và Campuchia

Xác định nhãn hiệu mang tính mô tả hay chỉ mang tính gợi ý tại Việt Nam, Lào và Campuchia

Xác định nhãn hiệu mang tính mô tả hay chỉ mang tính gợi ý tại Việt Nam, Lào và Campuchia

Việc đăng ký nhãn hiệu có thể gặp nhiều khó khăn khi khó xác định đó là nhãn hiệu thuần túy mang tính “mô tả” hay chỉ mang tính “gợi ý”. Ở Việt Nam, Lào và Campuchia, cũng như ở nhiều quốc gia khác, nhãn hiệu được coi là “mô tả” thuần túy sẽ không được bảo hộ theo luật định, nhưng nếu nhãn hiệu chỉ mang tính “gợi ý”, nó hoàn toàn có thể được bảo hộ.