Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm những giấy tờ gì?

Nhằm đáp ứng nhu cầu lớn về việc học ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, hiện nay các trung tâm ngoại ngữ được thành lập ngày càng nhiều. Tuy nhiên, để một trung tâm ngoại ngữ được thành lập và đi vào hoạt động, hồ sơ cần chuẩn bị cũng không hề đơn giản.

1. Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ

Khoản 2 Điều 47 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP quy định, hồ sơ xin cấp phép thành lập trung tâm ngoại ngữ bao gồm:

a) Tờ trình đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học;

b) Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học gồm các nội dung: Tên trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, nhiệm vụ của trung tâm; chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo; cơ sở vật chất của trung tâm; cơ cấu tổ chức của trung tâm, sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm;

c) Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.

Cụ thể, cá nhân, tổ chức thành lập cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Đối với tổ chức là doanh nghiệp thành lập trung tâm ngoại ngữ 

+ Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp (có ngành nghề về dạy ngoại ngữ);

+ Hợp đồng thuê, mượn trụ sở trung tâm có công chứng. Trong đó, thời hạn thuê còn ít nhất 01 năm tính tới thời điểm nộp hồ sơ; Diện tích đảm bảo 1,5m2/học viên; Diện tích 01 phòng học 30m2.

+ Giấy cam kết phòng cháy chữa cháy.

+ Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử hữu nhà, đất nơi đặt trụ sở của trung tâm.

+ Danh sách nhân viên, giáo viên.

+ Hợp đồng lao động với nhân viên, giáo viên và Giám đốc Trung tâm.

+ Văn bản đồng ý cho mở trung tâm của chính quyền địa phương.

- Đối với giám đốc trung tâm 

+ Văn bản xác nhận thời gian công tác trong lĩnh vực giáo dục từ 03 năm trở lên ở vị trí tư vấn hoặc giảng dạy;

+ Sơ yếu lý lịch dán ảnh 3×4, có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường nơi cư trú;

+ Bản sao chứng thực Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngoại ngữ/Bằng B1 và các chứng chỉ khác

+ Giấy khám sức khỏe trong 06 tháng gần nhất;

+ Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;

- Đối với giáo viên, nhân viên của trung tâm ngoại ngữ 

+ Bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng/đại học chuyên ngành sư phạm ngoại ngữ (trường hợp không có chuyên ngành sư phạm thì phải có thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm) đối với giáo viên.

+ Bản sao chứng thực Bằng tốt nghiệp chuyên ngành phù hợp đối với các nhân viên khác

+ Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;

+ Hồ sơ lao động gồm: Sơ yếu lý lịch, Đơn xin việc, Giấy khám sức khỏe.

 Lưu ý: Các giấy tờ chứng thực phải có thời hạn trong 06 tháng tính tới thời điểm nộp hồ sơ.

2. Hồ sơ cấp phép hoạt động giáo dục

Để một trung tâm ngoại ngữ đi vào hoạt động thì ngoài việc phải thành lập trung tâm, cá nhân, tổ chức phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục.

Hồ sơ xin cấp phép hoạt động giáo dục được quy định tại khoản 2 Điều 49 Nghị định 46/2017, sửa đổi bởi Nghị định 135/2018 như sau:

- Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục.

- Bản sao cấp từ sổ gốc/bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ.

- Nội quy giáo dục của trung tâm;

- Báo cáo về trang thiết bị, cơ sở vật chất, chương trình, tài liệu dạy học; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý;

- Văn bản chứng minh về quyền sử dụng hợp pháp đất, nhà (hợp đồng thuê nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đât…

- Nguồn kinh phí để bảo đảm hoạt động của trung tâm.

3. Nộp hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ, cấp phép hoạt động giáo dục ở đâu?

Khoản 1 Điều 47 Nghị định 46 quy định về thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ như sau:

a) Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng sư phạm quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học trong khuôn viên nhà trường;

b) Người đứng đầu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật cho phép thành lập các trung tâm đào tạo trực thuộc có thẩm quyền quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc;

c) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc; cho phép thành lập các trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm nằm ngoài khuôn viên của trường và các trung tâm ngoại ngữ, tin học quy định tại điểm b khoản.

Căn cứ quy định trên, nếu muốn thành lập trung tâm ngoại ngữ tư nhân thì cá nhân, tổ chức phải nộp hồ sơ lên Sở Giáo dục và Đào tạo nơi Trung tâm ngoại ngữ đặt địa điểm.

Tương tự, theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Nghị định 46, Giấy phép hoạt động giáo dục của trung tâm ngoại ngữ cũng do Sở Giáo dục và Đào tạo cấp, trừ trung tâm ngoại ngữ hoạt động trong khuôn viên của các đại học, học viện, trường đại học.

Trên đây là các quy định về hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ. Nếu còn băn khoăn về thủ tục này hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập trung tâm ngoại ngữ, mời bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Thành lập trung tâm ngoại ngữ cần điều kiện gì, thủ tục ra sao?

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập khu công nghệ cao [mới nhất]

Việc thành lập khu công nghệ cao không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghệ, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.