Hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên gồm những gì?

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên là một trong những loại hình công ty phổ biến hiện nay của nước ta. Vậy muốn thành lập công ty này, cần chuẩn bị hồ sơ thế nào?


Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là gì?

Theo khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn gồm hai loại hình là một thành viên và hai thành viên. Trong đó, công ty TNHH một thành viên được định nghĩa tại khoản 1 Điều 74 Luật này như sau:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty

Căn cứ quy định này và các quy định khác liên quan tại Luật Doanh nghiệp, Nghị định 01/2021/NĐ-CP, công ty TNHH một thành viên gồm các đặc điểm sau đây:

- Do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu công ty.

- Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ của công ty về các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Không được phát hành cổ phần trừ trường hợp phát hành cổ phần nhằm chuyển đổi từ công ty TNHH một thành viên sang công ty cổ phần. Tuy nhiên, công ty này được pháp hành trái phiếu.

Xem thêm…

ho so thanh lap cong ty TNHH mot thanh vien


Hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên gồm những gì?

Với sự nhỏ gọn trong cơ cấu tổ chức bộ máy công ty TNHH một thành viên, hiện nay, khá nhiều người lựa chọn loại hình doanh nghiệp này. Và để thành lập công ty TNHH một thành viên, cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:

Thành lập mới

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT.

- Điều lệ công ty.

- Các giấy tờ pháp lý (bản sao):

+ Của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

+ Của chủ sở hữu công ty là cá nhân; của chủ sở hữu công ty là tổ chức

+ Của người đại diện theo uỷ quyền và văn bản cử người đại diện theo uỷ quyền.

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Chuyển từ hộ kinh doanh sang

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Điều lệ công ty.

- Giấy tờ pháp lý (bản sao):

+ Của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

+ Của chủ sở hữu công ty là cá nhân; của chủ sở hữu công ty là tổ chức

+ Của người đại diện theo uỷ quyền và văn bản cử người đại diện theo uỷ quyền.

- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (bản chính).

- Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản sao).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Nếu đăng ký qua mạng điện tử

Người nộp hồ sơ truy cập vào trang web https://dangkykinhdoanh.gov.vn và tải hồ sơ kê khai thông tin, văn bản điện tử, ký xác thực hồ sơ đăng ký công ty TNHH một thành viên qua mạng thông tin điện tử, thanh toán phí, lệ phí đăng ký trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Hình thức nộp hồ sơ trong trường hợp này:

- Sử dụng chữ ký số công cộng.

- Sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh.

Trên đây là giải đáp về hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm những gì? Nộp ở đâu?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm những giấy tờ gì?

Nhằm đáp ứng nhu cầu lớn về việc học ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, hiện nay các trung tâm ngoại ngữ được thành lập ngày càng nhiều. Tuy nhiên, để một trung tâm ngoại ngữ được thành lập và đi vào hoạt động, hồ sơ cần chuẩn bị cũng không hề đơn giản.

Giải thể công ty cổ phần: Điều kiện, thủ tục thế nào?

Giải thể công ty cổ phần: Điều kiện, thủ tục thế nào?

Giải thể công ty cổ phần: Điều kiện, thủ tục thế nào?

Khi lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế, trì trệ sản xuất, nhiều doanh nghiệp buộc phải lựa chọn tạm ngừng kinh doanh, thậm chí là giải thể. Tuy nhiên, không phải mọi doanh nghiệp đều nắm rõ điều kiện cũng như thủ tục giải thể để thực hiện một cách suôn sẻ, đúng quy trình.