- 1. Hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
- Trình tự cấp giấy chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
- 2. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
- 3. Các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
1. Hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 135/2024/NĐ-CP thì điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia được hiểu là điện mặt trời mái nhà để sản xuất, cung cấp điện cho phụ tải tại chỗ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia hoặc cung cấp điện cho phụ tải tại chỗ có liên kết vật lý với hệ thống điện quốc gia.
Theo đó, hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia được quy định chi tiết tại Điều 10 Nghị định 135/2024/NĐ-CP, bao gồm:
(1) Giấy đăng ký: Mẫu số 01 tại Phụ lục.
(3) Bản vẽ thiết kế lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ; các bản sao chủ trương đầu tư, giấy phép xây dựng, nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, kết quả nghiệm thu công trình xây dựng, tài liệu về bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có) (các đối tượng còn lại)
Trình tự cấp giấy chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
Các bước xin cấp giấy chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia được hướng dẫn tại Điều 11, Điều 12 Nghị định 135/2024/NĐ-CP.
Bước 1. Lập hồ sơ và nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối vào hệ thống điện quốc gia lập hồ sơ theo các thành phần đã được hướng dẫn phía trên.
(1) Số lượng: 01 bộ
(2) Hình thức nộp hồ sơ: theo một trong các cách sau:
Trực tiếp: trụ sở cơ quan tiếp nhận hồ sơ (Lưu ý: Các bản sao tài liệu kèm theo chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu).
Bưu điện: gửi hồ sơ qua đường bưu điện (Lưu ý: các bản sao tài liệu kèm theo phải được chứng thực).
- Trực tuyến: Cổng thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
(3) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sở Công Thương cấp tỉnh
Bước 2. Xử lý hồ sơ và trả kết quả
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định hoặc không đáp ứng điều kiện:
Trong thời hạn 03 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ ra thông báo trả toàn bộ hồ sơ.
Tổ chức, cá nhân bổ sung và nộp lại hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ:
Trong thời hạn 10 ngày, cơ quan tiếp nhận chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký phát triển: Mẫu số 02 tại Phụ lục.
- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu:
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3. Lấy ý kiến
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ, cơ quan tiếp nhận cần gửi hồ sơ đến đơn vị điện lực tại địa phương để xin ý kiến các nội dung sau:
- Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ đề nghị phát triển có hoặc không gây quá tải trạm biến áp, lưới điện hạ áp
- Phân phối tại khu vực đăng ký phát triển, công suất đề nghị có hoặc không phù hợp phụ tải hiện có (căn cứ theo sản lượng điện tiêu thụ tại 12 tháng gần nhất).
Đơn vị điện lực sau khi nhận được hồ sơ phải xem xét, giải quyết và gửi ý kiến cho cơ quan tiếp nhận trong thời hạn tối đa 07 ngày.
2. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
Theo Điều 9 Nghị định 135/2024/ND-CP, các tổ chức, cá nhân cần đáp ứng các điều kiện sau để được cấp giấy chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ, cụ thể:
- Nộp hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
- Đáp ứng các tiêu chí sau đối với điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia, có công suất từ 1.000 kW trở lên, cụ thể:
- Trường hợp bán sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia thì công suất phải phù hợp với quy mô công suất được phân bổ phát triển tại địa phương trong quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch.
- Trường hợp không bán sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia thì đăng ký thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
- Có văn bản thống nhất của đơn vị điện lực địa phương.
3. Các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
Theo Điều 14 Nghị định 135/2024/NĐ-CP, sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ, Sở Công Thương cấp tỉnh sẽ xem xét, quyết định thu hồi trong trường hợp nhất định.
Tổ chức, cá nhân sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ khi thuộc 04 trường hợp sau:
Phần công suất hoặc công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phải thực hiện giải phóng mặt bằng theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Tổ chức, cá nhân không tiếp tục phát triển, vận hành điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Giả mạo các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký; cấp giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền và các trường hợp khác theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền.
Sau 60 ngày kể từ thời điểm hoàn thành lắp đặt được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký phát triển, tổ chức, cá nhân chưa thực hiện lắp điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Trên đây là nội dung về hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.