Đăng ký mà không hoạt động, hộ kinh doanh có bị phạt không?

Ngoài trường hợp nhiều hộ kinh doanh cá thể kinh doanh mà không đăng ký kinh doanh hộ cá thể thì không thiếu người mặc dù đã đăng ký nhưng lại không hoạt động. Vậy trường hợp này có bị phạt không?


Hộ kinh doanh đăng ký mà không hoạt động có bị phạt không?

Theo văn bản mới nhất tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP và Luật Doanh nghiệp năm 2020, không có quy định nào đề cập đến trường hợp hộ kinh doanh đã đăng ký mà không hoạt động.

Tuy nhiên, Điều 91 Nghị định số 01 có đề cập đến việc tạm ngừng kinh doanh và Điều 92 Nghị định này có đề cập đến việc chấm dứt kinh doanh. Do đó, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, có thể coi việc sau khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể nhưng không hoạt động vào trường hợp tạm ngừng kinh doanh hoặc chấm dứt kinh doanh. Cụ thể:

Tạm ngừng kinh doanh

Nếu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên thì phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi trước đó hộ kinh doanh đã đăng ký kinh doanh. Đồng thời, hộ kinh doanh cũng phải thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

Chấm dứt kinh doanh

Ngoài việc tạm ngừng kinh doanh thì nếu sau khi đăng ký kinh doanh mà hộ kinh doanh cá thể muốn chấm dứt kinh doanh thì phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động tới cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện (nơi đã đăng ký trước đó).

Đồng thời, khi muốn chấm dứt kinh doanh, hộ kinh doanh phải thanh toán đầy đủ các khoản nợ (nợ, nợ thuế, nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện...) trước khi nộp hồ sơ chấm dứt kinh doanh trừ trường hợp chủ nợ với hộ kinh doanh cá thể có thoả thuận khác.

Đặc biệt, theo điểm b khoản 1 Điều 93 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, nếu ngừng kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo thì hộ kinh doanh sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Ngoài ra, theo điểm đ, điểm c khoản 1 Điều 63 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh cá thể có thể bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng nếu:

- Hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký cấp huyện nơi đã đăng ký.

- Hộ kinh doanh cá thể chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh mà không thông báo hoặc không nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (bản gốc) cho cơ quan có thẩm quyền.

Đồng thời, hộ kinh doanh buộc phải thông báo tiếp với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về việc vi phạm của mình.

Như vậy, tuỳ từng trường hợp sau khi đăng ký mà không kinh doanh, nếu chỉ tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo thì bị phạt tiền đến 10 triệu đồng còn nếu chấm dứt kinh doanh thì sẽ bị phạt tiền đến 10 triệu đồng và bị buộc thu hồi Giấy đăng ký kinh doanh hộ cá thể.


Hộ kinh doanh phải làm gì để tránh bị phạt khi không hoạt động?

Sau khi đã đăng ký hộ kinh doanh cá thể nhưng vì nhiều lý do mà hộ kinh doanh phải tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động thì phải thực hiện thủ tục sau đây:

Nội dung

Tạm ngừng hoạt động

Chấm dứt hoạt động

Điều kiện

Tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên

Phải thanh toán tất cả các khoản nợ gồm cả nợ thuế, nghĩa vụ tài chính chưa nộp trừ trường hợp có thoả thuận khác với chủ nợ

Hồ sơ

- Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu - bản chính).

- Giấy tờ nhân thân của chủ hộ, thành viên trong hộ kinh doanh cá thể (bản sao): Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hạn...

– Giấy ủy quyền (nếu có).

- Biên bản họp thành viên hộ gia đình (nếu có - bản sao).

- Thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

- Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hộ kinh doanh (nếu có các thành viên - bản sao).

- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (bản chính).

Cơ quan nộp

- Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

- Cơ quan thuế trực tiếp quản lý

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký trước đây

Thời hạn nộp

Thông báo trước khi tạm ngừng kinh doanh ít nhất 03 ngày làm việc

Không quy định

Thời gian giải quyết

03 ngày làm việc

Không quy định mà do Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét tính hợp lệ và ra thông báo về việc này

Trên đây là giải đáp về vấn đề hộ kinh doanh đăng ký mà không hoạt động có bị phạt không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Sau khi đăng ký hộ kinh doanh cần phải làm gì?

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Vốn pháp định là gì? Khác gì vốn điều lệ

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có theo quy định để thành lập và hoạt động. Mức vốn pháp định được cơ quan có thẩm quyền quy định đối với từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?