Hộ kinh doanh có con dấu, có tư cách pháp nhân không?

Hộ kinh doanh được thành lập khá phổ biến, tuy nhiên, vẫn có nhiều người thắc mắc về việc hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không, có con dấu không. Cùng xem câu trả lời ngay dưới đây.

1. Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không?

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015:

- Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan;

- Có cơ quan điều hành, tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.;

- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh được quy định như sau:

- Hộ kinh doanh do một cá nhân/các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

- Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho 01 thành viên làm đại diện hộ kinh doanh.

- Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Theo đó, hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình nên không đáp ứng đủ điều kiện của pháp nhân. Như vậy, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân.

Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không?
Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không? (Ảnh minh họa)

2. Hộ kinh doanh cá thể có con dấu không?

Hiện nay, không có bất kỳ quy định nào về việc hộ kinh doanh không được sử dụng con dấu. Do đó, hộ kinh doanh cá thể vẫn có thể có con dấu tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.

Theo khoản 1 Điều 43 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, hiện nay, con dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu/dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Theo đó, hộ kinh doanh có thể khắc con dấu hoặc đăng ký chữ ký số để sử dụng. Việc sử dụng con dấu không phụ thuộc vào vấn đề hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân.

3. Hộ kinh doanh có mã số thuế không?

Hộ kinh doanh có mã số thuế, mã số thuế của hộ kinh doanh chính là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ kinh doanh (theo điểm e khoản 3 Điều 30 Luật Quản lý thuế năm 2019).

Hộ kinh doanh phải đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế và sử dụng mã số thuế được cấp để kê khai và nộp thuế.

Hộ kinh doanh có mã số thuế không?
Hộ kinh doanh có mã số thuế không? (Ảnh minh họa)

Theo khoản 8 Điều 7 Thông tư số 105/2020/TT-BTC, hồ sơ đăng ký thuế của hộ kinh doanh gồm các giấy tờ sau:

- 01 Tờ khai đăng ký thuế (mẫu 03-ĐK-TCT) hoặc hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh;

- 01 Bảng kê cửa hàng phụ thuộc theo mẫu 03-ĐK-TCT-BK01 (nếu có);

- 01 Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

- 01 Bản sao công chứng CCCD/CMT/hộ chiếu của người đại diện hộ kinh doanh;

- 01 Giấy ủy quyền trong trường hợp người đại diện không trực tiếp đi đăng ký mã số thuế;

- 01 Bản sao công chứng CCCD/CMT/hộ chiếu của người được ủy quyền đăng ký (trong trường hợp thành viên được ủy quyền đăng ký mã số thuế).

Hộ kinh doanh nộp hồ sơ tại Chi cục Thuế địa phương nơi đặt địa chỉ trụ sở.

Trên đây là giải đáp về việc hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không và các vấn đề liên quan, nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng gọi điện đến ngay tổng đài 19006192 để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?