Hộ kinh doanh có bắt buộc phải treo biển không?

Việc treo biển tại cơ sở kinh doanh là để nhận biết nơi đặt trụ sở và tên của cơ sở kinh doanh đó. Có rất nhiều chủ hộ kinh doanh băn khoăn liệu hộ kinh doanh có cần phải treo biển tại trụ sở không?


Hộ kinh doanh có bắt buộc treo biển không?

Hiện nay, theo quy định về doanh nghiệp nói chung và các quy định riêng về hộ kinh doanh không bắt buộc hộ kinh doanh phải treo biển tại trụ sở chính.

Cụ thể việc gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính chỉ bắt buộc đối với các loại hình doanh nghiệp (theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020). Đối với hộ kinh doanh, việc bắt buộc gắn tên hộ kinh doanh tại trụ sở chính không được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP (theo Điều 88).

Như vậy, hộ kinh doanh không bắt buộc phải treo biển tại trụ sở chính giống như doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nếu có nhu cầu muốn quảng cáo, hộ kinh doanh có thể treo biển hiệu theo quy định của pháp luật quảng cáo.


Hộ kinh doanh treo biển thế nào?

1. Nội dung biển

Theo Điều 34 Luật Quảng cáo 2012, biển hiệu của hộ kinh doanh phải có các nội dung sau:

- Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);

- Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Địa chỉ, điện thoại.

ho kinh doanh co can treo bienHộ kinh doanh có bắt buộc phải treo biển? (Ảnh minh hoạ)

2. Chữ viết trong biển

Chữ viết trong biển quảng cáo phải được thể hiện bằng Tiếng Việt.

3. Kích thước biển hiệu

- Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;

- Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

Lưu ý: Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.

4. Cách đặt biển hiệu

Theo quy định tại Thông tư 04/2018/TT-BXD, vị trí, địa điểm, khu vực xây dựng, lắp đặt và công tác quản lý các phương tiện quảng cáo ngoài trời phải tuân theo các yêu cầu sau:

- Đảm bảo mỹ quan đô thị;

- Đảm bảo tầm nhìn giao thông, không ảnh hưởng đến hoạt động giao thông và không che khuất tầm nhìn biển báo giao thông;

- Đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy, yêu cầu thoát nạn, yêu cầu cứu hộ cứu nạn, kết cấu xây dựng, trật tự an toàn xã hội;

- Đảm bảo các hoạt động sản xuất, sinh hoạt bình thường của người dân và an toàn sinh mạng.


Phạt tiền lên tới 10 triệu đồng khi vi phạm quy định về treo biển hiệu.

Theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 158/2013/NĐ-CP, khi treo biển hiệu tại trụ sở chính, hộ kinh doanh có thể bị phạt từ 05 - 10 triệu đồng khi có một trong các hành vi sau:

- Không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ quan chủ quản trực tiếp; tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; địa chỉ, điện thoại;

- Sử dụng biển hiệu có kích thước không đúng theo quy định, trừ trường hợp chiều cao của biển hiệu dọc vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

Như vậy, hộ kinh doanh không bắt buộc phải treo biển hiệu tại trụ sở chính. Việc treo biển hiệu là tuy vào nhu cầu của chủ hộ kinh doanh để quảng cáo sản phẩm kinh doanh của mình.

>> Mỗi người được lập mấy hộ kinh doanh? Được thuê bao nhiêu lao động?

>> Hướng dẫn thủ tục thành lập kinh doanh hộ cá thể mới nhất

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?