15 hành vi bị nghiêm cấm trong quảng cáo thuốc 2024

Hiện nay xuất hiện hàng loạt quảng cáo về các loại thuốc đặc trị chữa bệnh không đảm bảo an toàn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ 15 hành vi nghiêm cấm trong quảng cáo thuốc.

1. Những hành vi nghiêm cấm trong quảng cáo thuốc

Căn cứ theo Điều 126 Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định về các thông tin, hình ảnh bị nghiêm cấm trong quảng cáo thuốc gồm:

- Các thông tin và hình ảnh theo quy định tại Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13, ví dụ như: Quảng cáo làm tiết lộ các bí mật của nhà nước hoặc phương hại đến độc lập và chủ quyền quốc gia; quảng cáo sử dụng hình ảnh, lời nói hay chữ viết của cá nhân mà chưa được cá nhân đó cho phép; quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với thuần phong mỹ tục;...

- Các nội dung gây ra hiểu nhầm về thành phần, chỉ định, tác dụng và nguồn gốc xuất xứ của thuốc.

- Các nội dung tạo cho người xem cách hiểu: Thuốc là số một, thuốc này tốt hơn tất cả các loại thuốc khác, sử dụng thuốc này không cần ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc, sử dụng thuốc này là biện pháp tốt/hữu hiệu nhất, thuốc hoàn toàn vô lại, thuốc không có tác dụng gì không mong muốn, thuốc không có chống chỉ định, thuốc không có tác dụng gây hại cho người sử dụng.

- Các câu từ và hình ảnh mang tính suy diễn quá mức, gây hiểu nhầm là tác dụng, hiệu quả, chỉ định của thuốc hoặc làm người xem nhầm lẫn tác dụng của mỗi thành phần với tác dụng của thuốc được quảng cáo.

- Các cụm từ như: “điều trị tận gốc”, “chuyên trị”, “hàng đầu”, “tiệt trừ”, “đầu bảng”, “đầu tay”, “chất lượng cao”, “đảm bảo 100%”, “lựa chọn”, “an toàn”, “cắt đứt”, “dứt”, “giảm ngay”, “giảm liền”, “chặn đứng”, “giảm tức thì”, “khỏi hẳn”, “khỏi ngay”, “không lo”, “khỏi lo”, “yên tâm”, “khuyên dùng”, “điện thoại tư vấn”, “hotline” và các từ ngữ khác tương tự.

- Các chỉ định không được đưa vào nội dung để quảng cáo thuốc gồm chỉ định: Điều trị bệnh lao, bệnh phong; điều trị chứng mất ngủ; điều trị bệnh lây qua đường tình dục; mang tính kích dục; điều trị cắt cơn cai nghiện ma tuý, điều trị bệnh ung thư, bệnh khối u; điều trị bệnh đái tháo đường/các bệnh rối loạn chuyển hoá khác tương tự; điều trị bệnh viêm gan do vi rút hoặc các bệnh nguy hiểm mới nổi.

- Các kết quả kiểm nghiệm về chất lượng, nguyên liệu để làm thuốc.

- Kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng.

- Kết quả nghiên cứu lâm sàng/kết quả thử tương đương sinh học mà chưa được Bộ Y tế công nhận.

- Lợi dụng xuất xứ thuốc, nguyên liệu làm thuốc để quảng cáo cho thuốc.

- Sử dụng danh nghĩa, uy tín, địa vị, thư tín, thư cảm ơn của các tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo cho thuốc.

- Hình ảnh, biểu tượng, tên của cán bộ y tế.

- Hình ảnh của động, thực vật thuộc danh mục loài quý hiếm, nguy cấp được ưu tiên bảo vệ.

- Các câu từ mang tính truyền miệng, mách bảo để khuyên dùng thuốc được quảng cáo.

- Sử dụng hình ảnh của người bệnh mô tả tình trạng bệnh lý hoặc công dụng của thuốc mà không phù hợp với tài liệu liên quan đến thuốc và các hướng dẫn chuyên môn được Bộ Y tế ban hành/công nhận.

15 hành vi nghiêm cấm trong quảng cáo thuốc (Ảnh minh họa)

2. Mức phạt khi vi phạm hành vi nghiêm cấm trong quảng cáo thuốc

Căn cứ theo quy định tại Điều 50 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, mức phạt khi vi phạm hành vi nghiêm cấm trong quảng cáo thuốc được quy định tuỳ theo mỗi hành vi, cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng nếu vi phạm một trong các hành vi dưới đây:

  • Không ghi đúng/không đọc rõ tên thuốc/hoạt chất trừ thuộc cổ truyền, thuốc dược liệu, chống chỉ định và khuyến cáo đối với các đối tượng sử dụng đặc biệt và lời khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” khi quảng cáo trên báo hình, báo in, báo nói và báo điện tử.

  • Không thể hiện đầy đủ tên loại thuốc; tên hoạt chất trừ thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu; tên và địa chỉ của người chịu trách nhiệm đưa sản phẩm thuốc ra thị trường và lời khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” khi quảng cáo trên phương tiện quảng cáo ở ngoài trời.

- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng nếu người quảng cáo thuốc mà thiếu một trong các nội dung gồm:

  • Tên thuốc.

  • Tên của hoạt chất trừ thuốc cổ truyền/dược liệu.

  • Chỉ định, trừ các chỉ định về điều trị bệnh phong, lao hoặc bệnh lây qua đường tình dục, bệnh khối u, ung thư, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá tương tự, chứng mất ngủ kinh niên, chỉ định mang tính kích dục.

  • Chống chỉ định/khuyến cáo các đối tượng đặc biệt.

  • Tên, địa chỉ của người chịu trách nhiệm đưa thuốc ra thị trường.

  • Dòng khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”.

- Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng nếu có hành vi quảng cáo thuốc có nội dung không phù hợp với giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam hoặc không phù hợp với tờ hướng dẫn sử dụng thuốc được cơ quan thẩm quyền phê duyệt/chuyên luận về thuốc đó đã được ghi tại Dược thư quốc gia hoặc trong các tài liệu về thuốc được công nhận bởi cơ quan thẩm quyền của nhà nước sản xuất.

- Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng nếu có một trong các hành vi dưới đây:

  • Quảng cáo các sản phẩm có nội dung dùng để phòng, chữa bệnh, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý của cơ thế đối với các sản phẩm không phải là thuốc, ngoại trừ các trang thiết bị y tế.

  • Sử dụng chứng nhận mà chưa được Bộ Y tế công nhận hoặc sử dụng lợi ích vật chất, lợi dụng danh nghĩa của người khác, các biểu tượng và hình ảnh, địa vị, lời cảm ơn,... của người bệnh để quảng cáo cho thuốc.

  • Sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng/tiền lâm sàng, kết quả kiểm nghiệm và kết quả thử chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo cho thuốc.

  • Kê khai không đúng các nội dung quảng cáo thuốc trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo.

  • Quảng cáo không đúng với nội dung đã được cơ quan thẩm quyền xác nhận, quảng cáo trong thời gian đang đợi xem xét, giải quyết hồ sơ, quảng cáo thuốc theo tài liệu, thông tin đã đăng ký hết giá trị.

Quảng cáo thuốc (Ảnh minh họa)

3. Lưu ý gì khi quảng cáo thuốc?

Ngoài những lưu ý về thông tin, hình ảnh không được sử dụng khi quảng cáo thuốc tại Điều 126 Nghị định 54/2017/NĐ-CP được nêu tại mục 1 nêu trên, còn cần phải lưu ý đến các yêu cầu với nội dung quảng cáo thuốc theo quy định tại Điều 125 Nghị định 54/2017/NĐ-CP, một số nội dung cần lưu ý như sau:

- Nội dung quảng cáo thuốc phải phù hợp với: Mẫu nhãn, tờ quảng cáo thuốc được Bộ Y tế phê duyệt; chuyên luận về thuốc được ghi trong Dược thư quốc gia; tài liệu và các hướng dẫn chuyên môn được Bộ Y tế ban hành/công nhận.

- Nội dung quảng cáo thuốc bắt buộc phải có các thông tin: Tên thuốc; chỉ định; liều dùng; cách dùng; thành phần dược chất/dược liệu được ghi trong hướng dẫn sử dụng được phê duyệt; chống chỉ định, khuyến cáo cho các đối tượng đặt biệt; những điều cần tránh và lưu ý khi sử dụng thuốc; tác dụng phụ; tên, địa chỉ cơ sở sản xuất; lời dặn dò “đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”;...

- Nội dung quảng cáo thuốc trên báo hình, báo nói phải có đầy đủ các thông tin bắt buộc có trong quảng cáo thuốc nêu trên. Nếu thành phần thuốc có từ 3 hoạt chất trở lên thì phải đọc từng hoạt chất hoặc đọc chung các nhóm vitamin, dược liệu, khoáng chất.

- Nội dung quảng cáo thuốc qua phương tiện quảng cáo ngoài trời thì chỉ thể hiện thông tin trên cùng một mặt của phương tiện quảng cáo.

- Tiếng nói và chữ viết trong quảng cáo phải đáp ứng theo quy định của Luật Quảng cáo.

- Kịch bản quảng cáo phải có mô tả rõ về phần hình ảnh, phần chữ, phần nhạc và phần lời đọc.

- Nội dung quảng cáo chỉ cung cấp những thông tin về thuốc, không đưa các thông tin khác không liên quan.

Trên đây là những thông tin về 15 hành vi nghiêm cấm trong quảng cáo thuốc.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập khu công nghệ cao [mới nhất]

Việc thành lập khu công nghệ cao không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghệ, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.