Giấy phép đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư khác nhau không?

Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khiến không ít người mơ hồ, thắc mắc liệu chúng có khác nhau không?

Giấy phép đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư cùng là một?

Từ năm 1987, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời đã có quy định về Giấy phép đầu tư, tới Luật Đầu tư 2005 lại quy định về Giấy chứng nhận đầu tư và sau này khi Luật Đầu tư năm 2014 ra đời đã có quy định cụ thể về Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Theo đó, chỉ khi có Luật Đầu tư 2014 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới được định nghĩa rõ ràng, về cơ bản Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng giấy hoặc điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư và hiện nay là Luật Đầu tư 2020 cũng đang kế thừa quy định này.

Khoản 1 Điều 77 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 có nêu, nhà đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực (ngày 01/01/2021) được thực hiện dự án đầu tư theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp.

Bên cạnh đó, trước đây, khoản 1 Điều 74 Luật Đầu tư 2014 cũng nêu, nhà đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực (ngày 01/7/2015) được thực hiện dự án đầu tư theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp. Nếu nhà đầu tư có yêu cầu, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Như vậy, từ những dẫn chứng trên có thể thấy, Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là một.

Hiện nay, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ghi nhận những thông tin sau của dự án đầu tư: Tên dự án; Nhà đầu tư; Mã số dự án; Địa điểm thực hiện dự án, diện tích đất sử dụng; Mục tiêu, quy mô của dự án; Vốn đầu tư dự án gồm cả vốn góp của nhà đầu tư cũng như vốn huy động; Thời hạn hoạt động của dự án... (theo Điều 40 Luật Đầu tư số 61/2020).

giay phep dau tu va giay chung nhan dau tu
Giấy phép đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư khác nhau không (Ảnh minh họa)

Dự án nào phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư?

Căn cứ khoản 1 Điều 37 Luật Đầu tư 2020, các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:

- Dự án của nhà đầu tư nước ngoài;

- Dự án của tổ chức kinh tế thuộc những trường hợp sau:

+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ/đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với công ty hợp danh;

+ Có tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với công ty hợp danh nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Trên đây là giải đáp về việc Giấy phép đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư khác nhau không, nếu có vướng mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Dự án nào không phải xin Giấy chứng nhận đầu tư?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?