Phân biệt Giấy chứng nhận ĐKDN và Giấy phép kinh doanh

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN) và Giấy phép kinh doanh là 02 loại giấy tờ pháp lý thường bị nhầm lẫn với nhau. Dưới đây là một số tiêu chí giúp phân biệt 02 loại giấy này.

Tiêu chí

Giấy chứng nhận ĐKDN

Giấy phép kinh doanh

Căn cứ

Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành

Luật Thương mại năm 2005, Nghị định số 09/2018/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành

Đối tượng được cấp

Doanh nghiệp

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Hoạt động

Thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi

- Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa trừ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí;

- Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn;

- Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí;

- Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

- Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

- Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

- Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

- Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

- Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

Điều kiện cấp

Đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020

Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP

Nội dung

1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.

2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.

3. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.

4. Vốn điều lệ.

1. Nội dung Giấy phép kinh doanh.

a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;

b) Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập;

c) Hàng hóa phân phối;

d) Các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;

đ) Các nội dung khác.

2. Thời hạn kinh doanh

a) Thời hạn kinh doanh đối với trường hợp quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP là 05 năm;

b) Thời hạn kinh doanh cấp lại bằng thời hạn còn lại của Giấy phép kinh doanh đã được cấp.

Hồ sơ đề nghị cấp

1. Giấy đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

2. Bản sao Giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu;

3. Điều lệ công ty (không áp dụng đối với loại hình Doanh nghiệp tư nhân);

4. Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông (không áp dụng với loại hình Doanh nghiệp tư nhân);

5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh

2. Bản giải trình có nội dung:

a) Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP;

b) Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của kế hoạch kinh doanh;

c) Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;

d) Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này.

3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

Cơ quan giải quyết

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Công Thương

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến Giấy chứng nhận ĐKDN và Giấy phép kinh doanh theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP còn loại Giấy phép kinh doanh hay còn được gọi là “giấy phép con” bạn đọc tham khảo chi tiết: Giấy phép con là gì? Khi nào cần phải xin giấy phép con?

Để hiểu rõ hơn về Giấy chứng nhận ĐKDN và giấy phép kinh doanh, bạn có thể gọi ngay đến số 0938.36.1919 , các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam sẽ hỗ trợ bạn.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập khu công nghệ cao [mới nhất]

Việc thành lập khu công nghệ cao không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghệ, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.