Giám đốc chi nhánh có được ủy quyền lại cho Phó Giám đốc?

Thực tế có rất nhiều trường hợp Giám đốc chi nhánh nhận ủy quyền từ người đại diện theo pháp luật của công ty. Sau đó Giám đốc chi nhánh có được ủy quyền lại cho Phó Giám đốc không?

Giám đốc chi nhánh không mặc nhiên được đại diện ký hợp đồng

Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người địa diện xác lập, thực hiện nhân pháp nhân.

Đồng thời, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền (khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp số 68/2014).

Theo khoản 5 Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015, người đứng đầu chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.

Trong đó, thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Như vậy, những người khác - kể cả cấp phó của người đại diện theo pháp luật hay Giám đốc chi nhánh chỉ được nhân danh pháp nhân thực hiện các công việc khi có sự ủy quyền từ người đại diện theo pháp luật, không mặc nhiên được đại diện ký kết hợp đồng.

Được ủy quyền lại khi người đại diện theo pháp luật đồng ý

Giám đốc chi nhánh có được ủy quyền lại cho Phó Giám đốc

Giám đốc chi nhánh có được ủy quyền lại cho Phó Giám đốc (Ảnh minh họa)

Theo khoản 1 Điều 564 Bộ luật Dân sự 2015, bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:

1- Có sự đồng ý của bên ủy quyền;

2- Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

Do đó, nếu muốn ủy quyền lại cho người khác thì người nhận ủy quyền phải được sự đồng ý của người ủy quyền ban đầu.

Giám đốc chi nhánh muốn ủy quyền lại cho Phó Giám đốc hay bất kỳ ai phải được đại diện theo pháp luật của công ty đồng ý trong văn bản ủy quyền trước đó hoặc tại thời điểm ủy quyền lại.

Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu và hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

Hợp đồng vô hiệu do người ký không đúng thẩm quyền?

Theo khoản 1 Điều 142 Bộ luật Dân sự, giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp:

- Người được đại diện đã công nhận giao dịch;

- Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

- Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.

Như vậy, văn bản, giấy tờ, hợp đồng không được ủy quyền mà ký, có vô hiệu hay không còn phụ thuộc vào người đại diện theo pháp luật có biết hay không, có phản đối hay không…

>> 4 điểm cần biết về người đại diện theo pháp luật

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.