3 điều cần chú ý khi giải thể hộ kinh doanh

Nhiều hộ kinh doanh mặc dù đã ngừng hẳn việc kinh doanh nhưng lại không làm thủ tục thông báo giải thể hộ kinh doanh. Thủ tục này không quá khó, chủ hộ kinh doanh chỉ cần lưu ý những vấn đề dưới đây.


Thông báo với cơ quan thuế về việc chấm dứt mã số thuế

Khoản 1 Điều 38 Luật quản lý thuế 2019 quy định về việc chấm dứt mã số thuế như sau:

"1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản;

b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất.

2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh;

b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;

c) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;

d) Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;

đ) Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

e) Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng;

g) Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí."

Như vậy, trường hợp người nộp thuế là chủ hộ kinh doanh đăng ký thuế cùng với hộ kinh doanh hoặc đăng ký trực tiếp với cơ quan thuế đều phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.

Lưu ý: Mã số thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực thì mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh không bị chấm dứt hiệu lực và được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuế khác của cá nhân đó (theo Điểm c khoản 3 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019).

giai the ho kinh doanhLưu ý khi giải thể hộ kinh doanh (Ảnh minh hoạ)

Thanh toán hết khoản nợ trước khi giải thể

Theo khoản 2 Điều 92 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trước khi nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh, trừ trường hợp hộ kinh doanh và chủ nợ có thỏa thuận khác.

Theo khoản 2 Điều 15 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về nghĩa vụ của hộ kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế như sau:

- Người nộp thuế nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn nếu có sử dụng hoá đơn;

- Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa với cơ quan quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế.

- Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ (nếu có) với cơ quan quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai.

Như vậy, nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh là phải thanh toán đầy đủ các khoản nợ bao gồm nợ thuế, các các khoản nợ các đối tác kinh doanh.


Thủ tục thông báo chấm dứt hộ kinh doanh

Thủ tục chấm dứt hộ kinh doanh được thực hiện theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

1. Chuẩn bị hồ sơ

Chủ hộ kinh doanh chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ, tài liệu sau:

- Thông báo chấm dứt hộ kinh doanh

- Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của Cơ quan thuế;

- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

2. Nơi nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị các loại giấy tờ nêu trên, cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Cụ thể nộp tại Bộ phận một cửa (bộ phận dịch vụ công) thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh

3. Thời gian làm thủ tục

Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Sau 03 ngày làm việc mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì người đăng ký kinh doanh có quyền khiếu nại.

4. Lệ phí giải quyết

Do HĐND cấp tỉnh quyết định (theo Thông tư 85/2019/TT-BTC). Thông thường, lệ phí giải quyết là 100.000 đồng/lần.

Như vậy, khi đã quyết định chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh thì chủ hộ kinh doanh phải thanh toán xong các khoản nợ. Sau khi thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ, chủ hộ kinh doanh sẽ làm thủ tục thông báo chấm dứt hoạt động tại UBND cấp huyện.

Nếu có thắc mắc về thủ tục giải thể hộ kinh doanh, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Hướng dẫn thủ tục thành lập kinh doanh hộ cá thể mới nhất

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.