Giải thể doanh nghiệp là gì? Các lý do giải thể doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp là điều mà không một chủ doanh nghiệp nào mong muốn. Nhưng đứng trước những khó khăn không thể tháo gỡ thì đây là cách để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người lao động.

Giải thể doanh nghiệp là gì?

Giải thể chỉ sự không còn hoặc làm cho không còn đủ điều kiện để tồn tại như một chỉnh thể, một tổ chức nữa. Theo đó, giải thể doanh nghiệp được hiểu là việc chấm dứt tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp.

giải thể doanh nghiệp là gì

Giải thể doanh nghiệp là gì? Các lý do giải thể doanh nghiệp (Ảnh minh họa)

Các trường hợp giải thể doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp có 02 trường hợp là giải thể tự nguyện hoặc giải thể bắt buộc. Theo khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13, doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

  • Giải thể tự nguyện

- Doanh nghiệp kết thúc thời hạn đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.

Trường hợp Điều lệ công ty có quy định về thời hạn hoạt động của doanh nghiệp, khi hết thời hạn này, nếu các thành viên không muốn gia hạn hoạt động thì công ty phải tiến hành giải thể.

Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp có thể do thỏa thuận của các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc do sự cấp phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

- Theo quyết định của chủ doanh nghiệp

Doanh nghiệp giải thể theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH, của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần.

Trường hợp này, quyết định giải thể bắt nguồn từ sự tự nguyện và chủ động của chủ doanh nghiệp. Việc giải thể có thể do lợi nhuận thấp, thua lỗ kéo dài… doanh nghiệp lựa chọn giải thể để thu hồi vốn hoặc để chuyển sang loại hình kinh doanh khác.

  • Giải thể bắt buộc

- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục.

Với một số loại hình doanh nghiệp, có đủ số lượng thành viên tối thiểu là một trong những điều kiện để tồn tại và hoạt động.

Ví dụ, công ty hợp danh phải có ít nhất 02 cá nhân là thành viên hợp danh (khoản 1 Điều 172 Luật Doanh nghiệp).

Theo đó, khi không đủ số lượng thành viên tối thiểu, công ty phải bổ sung thành viên cho đủ số lượng tối thiểu, Nếu trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không bổ sung đủ thành viên hoặc không chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác thì phải tiến hành giải thể doanh nghiệp.

- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp (theo khoản 12 Điều 3 Luật số 68/2014/QH13).

Do đó, việc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng có nghĩa là Nhà nước không công nhận tư cách pháp lý của doanh nghiệp.

Theo đó, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực, doanh nghiệp phải triệu tập họp để quyết định giải thể. 

Trên đây là những nội dung về giải thể doanh nghiệp là gì?. Nếu có thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ: 1900.6192.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?