Giải thể công ty TNHH 1 thành viên: Cần điều kiện gì? Thủ tục thế nào?

Giải thể là một phương án được nhiều chủ sở hữu lựa chọn để chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp khi mà kết quả kinh doanh không hiệu quả. Vậy để giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên thì cần tiến hành những công việc gì?


1. Công ty TNHH 1 thành viên bị giải thể trong trường hợp nào?

Theo Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty TNHH 1 thành viên sẽ bị giải thể nếu thuộc vào một trong các trường hợp sau:

- Đã kết thúc thời hạn hoạt động được ghi trong Điều lệ công ty mà công ty đó không có quyết định gia hạn.

- Giải thể công ty TNHH 1 thành viên theo quyết định chủ sở hữu công ty.

- Công ty TNHH 1 thành viên bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Trong đó, căn cứ Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH 1 thành viên sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau:

+ Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo.

+ Được thành lập bởi những người bị cấm thành lập doanh nghiệp.

+ Đã ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.

+ Không gửi báo cáo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 06 tháng tính từ ngày hết hạn hoặc có yêu cầu bằng văn bản.

+ Theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.


2. Điều kiện giải thể công ty TNHH 1 thành viên quy định thế nào?

Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định điều kiện để giải thể doanh nghiệp như sau:

2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

Theo đó, công ty TNHH 1 thành viên muốn giải thể thì phải đáp ứng đồng thời 02 điều kiện sau đây:

- Đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ cùng nghĩa vụ tài sản khác.

Lưu ý: Điều kiện đặt ra là đảm bảo thanh toán chứ không phải là đã thanh toán toàn bộ nợ và nghĩa vụ tài sản.

- Công ty TNHH 1 thành viên đang không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. 
giai the cong ty tnhh 1 thanh vien


3. Thủ tục giải thể công ty TNHH 1 thành viên tiến hành ra sao?

Theo Điều 208, Điều 209 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 70, Điều 71 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, tùy vào lý do công ty TNHH 1 thành viên giải thể mà thủ tục thực hiện sẽ là khác nhau. Cụ thể:

* Trường hợp giải thể do kết thúc thời hạn hoạt động hoặc theo quyết định của chủ sở hữu công ty:

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể công ty TNHH 1 thành viên.

Quyết định giải thể công ty TNHH 1 thành viên phải có các nội dung chủ yếu sau:

- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty TNHH 1 thành viên.

- Lý do công ty TNHH 1 thành viên giải thể.

- Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán nợ của công ty.

- Phương án xử lý những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động.

- Họ, tên, chữ ký của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên.

Bước 2: Thông báo công khai quyết định giải thể công ty TNHH 1 thành viên.

Trong 07 ngày làm việc tình từ ngày thông qua quyết định giải thể, công ty TNHH 1 thành viên gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.

Các giấy tờ gửi kèm thông báo bao gồm:

- Quyết định giải thể công ty TNHH 1 thành viên của chủ sở hữu.

- Phương án giải quyết nợ (nếu có).

Bước 3: Thanh lý tài sản của công ty TNHH 1 thành viên và thanh toán nợ.

Thứ tự ưu tiên thanh toán nợ của công ty TNHH 1 thành viên được thực hiện lần lượt như sau:

- Nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động.

- Nợ thuế.

- Các khoản nợ khác.

Xem thêm: Công ty bị giải thể, người lao động được thanh toán những gì?

Bước 4: Gửi hồ sơ đăng ký giải thể công ty tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.

Thời hạn nộp hồ sơ: 05 ngày làm việc tính từ ngày thanh toán hết nợ.

Hồ sơ đăng ký giải thể bao gồm:

- Thông báo về việc giải thể công ty TNHH 1 thành viên.

- Báo cáo thanh lý tài sản cùng với danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán.

Sau 180 ngày tính từ ngày nhận được quyết định giải thể của chủ sở hữu công ty mà không nhận được ý kiến hoặc phản đối bằng văn bản của bên có liên quan hoặc trong 05 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng giải thể của công ty TNHH 1 thành viên lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

giai the cong ty tnhh 1 thanh vien 1
Làm thế nào để giải thể công ty TNHH 1 thành viên? (Ảnh minh họa)

* Trường hợp giải thể do công ty TNHH 1 thành viên bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Bước 1: Cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty TNHH 1 thành viên.

Bước 2: Công ty TNHH 1 thành viên họp quyết định giải thể.

Thời hạn thực hiện: 10 ngày kể từ ngày công ty nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án.

Bước 3: Công khai thông tin giải thể công ty TNHH 1 thành viên.

Sau khi ban hành quyết định giải thể, công ty TNHH 1 thành viên phải gửi quyết định này và bản sao quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/quyết định của Tòa án cho Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và người lao động trong công ty.

Quyết định giải thể phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty TNHH 1 thành viên. Trường hợp được yêu cầu phải đăng báo thì công ty phải đăng quyết định giải thể công ty trên ít nhất 01 tờ báo in/điện tử trong 03 số liên tiếp.

Cùng với đó, công ty cũng phải gửi quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ đến chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan.

Bước 4: Thanh lý tài sản, thanh toán nợ của công ty.

Bước 5: Gửi hồ sơ giải thể công ty TNHH 1 thành viên.

Thời hạn nộp: 05 ngày làm việc tính từ ngày thanh toán hết nợ.

Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.

Hồ sơ gồm:

- Thông báo việc giải thể công ty TNHH 1 thành viên.

- Báo cáo thanh lý tài sản cùng với danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán.

Sau 180 ngày kể từ ngày thông báo đang làm thủ tục giải thể mà không nhận được phản đối bằng văn bản của bên liên quan hoặc trong 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng giải thể của công ty TNHH 1 thành viên trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là thông tin liên quan đến việc giải thể công ty TNHH 1 thành viên. Nếu gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, bạn đọc gọi ngay tổng đài  1900.6192  của LuatVietnam để được các chuyên gia pháp lý hỗ trợ, giải đáp.

>> Giải thể doanh nghiệp: Những quy định cần biết
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Đầu tư vào khu công nghệ cao là một lĩnh vực đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe theo quy định pháp luật. Vậy, nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất đã trở thành giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm. Cùng tham khảo hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại bài viết dưới đây.

Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty môi giới BĐS

Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty môi giới BĐS

Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty môi giới BĐS

Kinh doanh bất động sản (BĐS) là một trong những lĩnh vực nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều người trong những năm gần đây. Trong đó, số lượng các công ty môi giới bất động sản được lập nên đã gia tăng đáng kể. Tuy nhiên không phải công ty môi giới bất động sản nào cũng được thành lập theo đúng quy định pháp luật.

Phá sản là gì? Khi nào một doanh nghiệp bị coi là phá sản?

Phá sản là gì? Khi nào một doanh nghiệp bị coi là phá sản?

Phá sản là gì? Khi nào một doanh nghiệp bị coi là phá sản?

Chu kỳ sống của doanh nghiệp có 04 giai đoạn tiêu biểu là khởi nghiệp, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái. Ở giai đoạn suy thoái, phá sản có thể là bước cuối cùng dẫn đến chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Vậy theo quy định của pháp luật, phá sản là gì? Khi nào một doanh nghiệp bị coi là phá sản?