Có nên đứng tên công ty hộ người nước ngoài không?

Thực tế, việc nhờ người Việt Nam đứng tên thành lập công ty thay cho nhà đầu tư nước ngoài không phải hiếm gặp hiện nay. Tuy nhiên, có nên đứng tên công ty cho người nước ngoài không?

Tại sao phải “mượn tên” người khác đứng tên công ty?

Vì những lý do khác nhau mà nhà đầu tư nước ngoài vẫn có nhu cầu nhờ người Việt Nam đứng tên thay để thành lập doanh nghiệp làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

Song, có lẽ nguyên nhân chủ yếu đều xuất phát từ những điều kiện kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài ít nhiều kém thuận lợi hơn so với nhà đầu tư trong nước.

Có thể thấy ngay từ việc thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp trong khi nhà đầu tư trong nước chỉ phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.

Việc này không chỉ kéo dài thời gian, tốn nhiều chi phí hơn so với doanh nghiệp trong nước mà thủ tục cũng phức tạp, rườm rà hơn.

Ngoài ra, có những ngành, nghề kinh doanh, nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế tiếp cận như tạm nhập tái xuất; đánh bắt hoặc khai thác hải sản; đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…

Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn “mượn tên” của người Việt Nam để đầu tư kinh doanh nhằm được hưởng đầy đủ quyền lợi và được tạo điều kiện như nhà đầu tư trong nước.

dung ten cong ty cho nguoi nuoc ngoaiĐứng tên công ty cho người nước ngoài tiềm ẩn rủi ro (Ảnh minh họa)

Có nên đứng tên công ty cho người nước ngoài không?

Trước tiên, cần khẳng định việc đứng tên công ty hộ người khác là vi phạm nghĩa vụ của doanh nghiệp được quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14. Cụ thể, doanh nghiệp có nghĩa vụ:

Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

Theo đó, hành vi đứng tên hộ không được pháp luật cho phép, thậm chí, có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.

Thứ hai, khi đứng tên thành lập công ty hộ người nước ngoài thông thường sẽ được hưởng một khoản lợi ích nhất định như thù lao mỗi tháng hoặc một khoản tiền "một cục" cho việc này.

Tuy nhiên, người đứng tên hộ sẽ không quản lý, điều hành doanh nghiệp do họ đứng tên, thành lập mà sẽ do nhà đầu tư nước ngoài (người nhờ đứng tên thay) toàn quyền quyết định và kéo theo những rủi ro từ đây.

Nếu không may xảy ra tình huống xấu thì người đứng tên hộ là người sẽ vướng vào những rắc rối này.

Do vậy, các bên nên lập một hợp đồng uỷ quyền quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, những công việc cụ thể mà người được nhờ đứng tên phải làm khi đứng tên hộ công ty…để tránh phát sinh các tranh chấp không đáng có.

Như vậy, đối với những trường hợp nhờ người Việt Nam đứng tên hộ thì rủi ro pháp lý rất cao cho cả hai bên, bên nào cũng có thể chịu hậu quả không mong muốn nếu một bên không thực hiện đúng cam kết hoặc cơ quan Nhà nước phát hiện ra hành vi trên.

Theo đó, cả nhà đầu tư và người Việt Nam nên cân nhắc kỹ giữa lợi ích và rủi ro.

Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề đứng tên công ty cho người nước ngoài, độc giả vui lòng gọi đến tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Để được kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Vậy doanh nghiệp cần sử dụng mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá nào theo quy định hiện hành?