Đối tượng nào cần bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy từ 01/7/2025?

Ngày 29/11/2024, Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Quốc hội 2024, Luật này sẽ có hiệu lực từ 01/7/2025. Vậy, đối tượng nào cần bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy từ 01/7/2025?

1. Đối tượng nào cần bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy từ 01/7/2025?

Căn cứ Điều 45 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024, có 08 đối tượng được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, cụ thể:

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố

- Người đứng đầu cơ sở

- Thành viên Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở; thành viên Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành; thành viên Đội dân phòng

- Người được phân công thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại cơ sở; người được phân công thực hiện kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở

- Người làm việc trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ

- Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông có yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy

- Người đã đăng ký tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tình nguyện

Ngoài các đối tượng nêu trên, các cá nhân, tổ chức khác nếu có nhu cầu cũng được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ.

Theo khoản 3,4,5 Điều 45 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024, cá nhân, tổ chức sau đây có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy:

(i)  Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và cơ sở đào tạo: huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

(iI) Bộ trưởng Bộ Công an: huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và các lực lượng khác trong Công an nhân dân.

Đối tượng nào cần bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy
Đối tượng nào cần bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy từ 01/7/2025? (Ảnh minh họa)

2. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy

Cũng theo khoản 2 Điều 45 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024, việc huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được thể hiện thông qua các nội dung như sau:

- Quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

- Kiến thức, kỹ năng về phòng cháy;

- Kiến thức, kỹ năng về chữa cháy;

- Kiến thức, kỹ năng thoát nạn, cứu nạn;

Ngoài ra, các bên tổ chức huấn luyện cần chú ý đến các nội dung khác phù hợp với từng đối tượng tham gia huấn luyện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn. cứu hộ.

3. Chính sách đối với người tham gia phòng cháy, chữa cháy

Hiện nay, nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ đối với người được huy động, người tham gia phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Nội dung này đã được quy định chi tiết tại Điều 46 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024, cụ thể:

(i) Chế độ bồi dưỡng

Người được huy động, người tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ không thuộc lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được hưởng chế độ bồi dưỡng, hỗ trợ khi tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

(ii) Được khen thưởng và đền bù 

Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ có thành tích thì được khen thưởng, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù theo quy định của pháp luật.

(iii) Chế độ đối với người bị tai nạn, bị thương, chết

Người được huy động, người tham gia phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bị tai nạn, bị thương, chết thì được hưởng chế độ theo quy định sau đây:

  • Người đã tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và đủ điều kiện hưởng: được chi trả chế độ từ quỹ bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

  • Người chưa tham gia bảo hiểm y tế: hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh; xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; hưởng chế độ tiền tuất, tiền mai táng phí.

  • Người bị thương, chết khi thực hiện nhiệm vụ: xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và hưởng các ưu đãi người có công với cách mạng.

Trên đây là nội dung về đối tượng cần bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy từ 01/7/2025.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.