Doanh nghiệp xã hội lấy kinh phí hoạt động từ đâu?

Doanh nghiệp xã hội hoạt động với mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường mà không vì mục tiêu lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó, nguồn kinh phí hoạt động là vấn đề quan trọng nhất. Vậy doanh nghiệp xã hội lấy kinh phí hoạt động từ đâu?


Doanh nghiệp xã hội là gì?

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

“1. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;

b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.”

Với những tiêu chí trên và căn cứ vào thực tế hoạt động, doanh nghiệp xã hội thường được phân chia theo các loại hình sau:

Doanh nghiệp phi lợi nhuận

Doanh nghiệp không vì lợi nhuận

Doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận

- Hoạt động dưới hình thức các tổ chức phi chính phủ (NGO).

- Nguồn vốn hoạt động của họ đến từ việc thu hút các cá nhân, tổ chức có nhu cầu đầu tư cho xã hội bằng việc đưa ra các chương trình, kế hoạch và các giải pháp hữu ích để giải quyết các vấn đề xã hội.

- Hoạt động theo cơ chế như các tổ chức từ thiện, hoàn toàn không có mục tiêu vì lợi nhuận.

- Thông thường, đây là các doanh nghiệp do các doanh nhân, nhà đầu tư đã có nguồn vốn và tiềm lực tài chính tại các doanh nghiệp thông thường do họ sở hữu hoặc là thành viên/cổ đông.

Doanh nghiệp phải tìm kiếm và thực hiện các cơ hội kinh doanh để có thể tự tạo ra lợi nhuận, mục đích cuối là nhằm để tái đầu tư đối với các mục tiêu về môi trường, xã hội.


Nguồn kinh phí hoạt động của doanh nghiệp xã hội

1. Các khoản viện trợ

Điều 4 Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định về các khoản tiếp nhận viện trợ của doanh nghiệp xã hội như sau:

- Doanh nghiệp xã hội tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

- Doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

doanh nghiep xa hoi lay kinh phi hoat dong tu dauKinh phí hoạt động của doanh nghiệp xã hội (Ảnh minh hoạ)

2. Thủ tục nhận viện trợ

Đối với hình thức nhận viện trợ từ các từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam được thực hiện như sau:

- Doanh nghiệp lập Văn bản tiếp nhận tài trợ gồm các nội dung: Thông tin về cá nhân, tổ chức tài trợ, loại tài sản, giá trị tài sản hoặc tiền tài trợ, thời điểm thực hiện tài trợ; yêu cầu đối với doanh nghiệp tiếp nhận tài trợ và họ, tên và chữ ký của người đại diện của bên tài trợ (nếu có).

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tài trợ, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về việc tiếp nhận tài trợ; kèm theo thông báo phải có bản sao Văn bản tiếp nhận tài trợ.

Ngoài ra, doanh nghiệp xã hội cũng lấy kinh phí từ chính hoạt động kinh doanh của mình. Tất cả các mô hình doanh nghiệp xã hội đều thực hiện các chức năng kinh doanh như các doanh nghiệp khác và tự tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đó.

Đối với thủ tục báo cáo tác động xã hội

Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 96/2015/NĐ-CP, trường hợp nhận ưu đãi, viện trợ, tài trợ, định kỳ hằng năm doanh nghiệp xã hội phải gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp xã hội có trụ sở chính Báo cáo đánh giá tác động xã hội đối với các hoạt động doanh nghiệp đã thực hiện chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Tuy nhiên, Nghị định 47/2021/NĐ-CP đã bãi bỏ quy định này. Từ 01/04/2021, doanh nghiệp xã hội không phải nộp Báo cáo đánh giá tác động xã hội hàng năm lên Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy, nguồn thu từ viện trợ và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là hai nguồn kinh phí chính để doanh nghiệp xã hội hoạt động. Nếu có thắc mắc liên quan đến doanh nghiệp xã hội, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> 3 đặc điểm ít người biết về doanh nghiệp xã hội

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục