Doanh nghiệp nhỏ có những khó khăn là gì trong bối cảnh hiện nay?

Doanh nghiệp nhỏ thường được lựa chọn trong giai đoạn đầu khởi nghiệp kinh doanh. Bên cạnh những thuận lợi mà quy mô doanh nghiệp này mang đến thì cũng không tồn tại không ít khó khăn. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp câu hỏi Doanh nghiệp nhỏ có những khó khăn là gì trong bối cảnh hiện nay?

1. Doanh nghiệp nhỏ là gì? Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ

Trước khi tiến hành tổ chức doanh nghiệp theo quy mô mong muốn, các doanh nhân cần phải nắm bắt rõ khái niệm và tiêu chí xác định loại hình quy mô doanh nghiệp mà mình hướng đến.

Doanh nghiệp nhỏ là gì?

Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, có quy mô hoạt động nhở, số lượng nhân viên ít, doanh số bán hàng không lớn và đáp ứng tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ theo quy định của Chính phủ.

Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ

Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ được xác định theo những tiêu chí sau đây:

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng.

doanh nghiep nho co nhung kho khan la
Doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động ít và doanh thu không cao (Ảnh minh họa)


2. Doanh nghiệp nhỏ có những khó khăn là gì?

Bên cạnh những thuận lợi mà doanh nghiệp nhỏ mang tới như: dễ dàng quản lý,  cơ cấu tổ chức đơn giản… thì còn tồn tại rất nhiều những khó khăn, thách thức. Doanh nghiệp nhỏ có những khó khăn là gì là điều được rất nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm trước khi làm thủ tục thành lập công ty quy mô nhỏ.

Khó khăn về nguồn vốn

Theo kết quả điều tra Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2019 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện, có tới 35% doanh nghiệp cho răng khó khăn lớn nhất mà họ phải đối mặt chính là khó tiếp cận nguồn vốn vay.

Hiện nay, tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vay chính thống và dài hạn chiếm số lượng rất nhỏ. Số lượng còn lại là các doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vay chính thống hoặc chỉ tiếp cận được những khoản vay ngắn hạn.

Giải đáp cho câu hỏi vì sao doanh nghiệp nhỏ không thể tiếp cận với nguồn vay chính thống, đại diện các ngân hàng đều cho rằng: hầu như các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn đều là những doanh nghiệp mới thành lập với quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được điều kiện về tài sản thế chấp, chưa chứng minh được tính khả thi của dự án….

Khó khăn về trình độ

Đây được coi là một hệ quả của khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Các doanh nghiệp nhỏ với nguồn vốn ít ỏi từ việc đi vay ngoài hay tự bỏ vốn rất khó để nâng cao và duy trì lâu dài trình độ sản xuất.

Hơn nữa, nếu doanh nghiệp không có đủ chính sách đãi ngộ hậu hĩnh đối với nhân sự thì khó có thể thu hút được những nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Trong trường hợp doanh nghiệp nhỏ tự đào tạo nhân lực, bài toán đặt ra ở đây chính là chi phí chi trả cho việc đào tạo.

doanh nghiep nho co nhung kho khan la
Doanh nghiệp nhỏ thường gặp vấn đề về trình độ, công nghệ (Ảnh minh họa)

Khó khăn về thị trường

Một trong những khó khăn tiếp theo mà các doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt chính là những thách thức về thị trường. Trong bối cảnh thị trường luôn thay đổi liên tục và yêu cầu của khách hàng không ngừng tăng lên, yêu cầu các doanh nghiệp cần phải “chuyển mình” không ngừng để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Các doanh nghiệp có quy mô rộng lớn thường nắm rõ và dự đoán chính xác những thay đổi của thị trường tiêu dùng bởi phạm vi bao phủ của họ. Ngược lại, các doanh nghiệp nhỏ thường gặp rất nhiều thách thức trong việc nắm bắt thông tin về thị trường.

Khó khăn trong việc quản lý

Nếu như các doanh nghiệp lớn có từng bộ phận để thực hiện các hoạt động như tìm nguồn vốn, tìm hiểu thông tin thị trường, tuyển dụng nhân sự… thì đối với các doanh nghiệp nhỏ, chủ doanh nghiệp sẽ phải đảm nhiệm hết những nhiệm vụ này.

Việc đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ, trong đó có những việc không phải chuyên môn sẽ khiến cho các chủ doanh nghiệp khó mà hoàn thành tốt tất cả những hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Đây là một bài toán khó mà bất kỳ doanh nghiệp nhỏ nào cũng đang gặp phải.

Khó khăn về doanh thu

Số doanh thu mà các doanh nghiệp nhỏ mang lại sẽ được chi trả lương cho nhân viên, trả lãi suất và nâng cao chất lượng máy móc... Trong trường hợp thị trường có nhiều biến động và tình hình kinh doanh không mấy khả quan, doanh thu sẽ không thể bù được số vốn bỏ ra, từ đó dẫn tới việc kinh doanh thua lỗ.

doanh nghiep nho co nhung kho khan la
Doanh thu là vấn đề khó khăn của nhiều doanh nghiệp nhỏ (Ảnh minh họa)

Khó khăn về các vấn đề pháp lý 

Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ có những khó khăn là về vấn đề pháp lý. Cụ thể, các doanh nghiệp này thường không có bộ phận pháp chế chuyên trách, chưa có đủ kinh phí để thuê đơn vị tư vấn luật chuyên nghiệp. Việc không thấu hiểu các quy định của pháp luật khiến các doanh nghiệp nhỏ lúng túng khi thực hiện các thủ tục pháp lý hoặc thực hiện các quy định liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây chính là nguyên nhân gây ra những rủi ro pháp lý khiến các doanh nghiệp này phải trả giá đắt bằng các chế tài xử phạt.

Hiện nay, LuatVietnam đang triển khai Dịch vụ Pháp lý doanh nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ:

  • Cập nhật nhanh chóng các chính sách pháp luật mới liên quan đến hoạt động

  • Soạn thảo, review hợp đồng và các văn bản khác để đảm bảo tính pháp lý cũng như phân tích các điểm lợi, bất lợi cho doanh nghiệp

  • Hỗ trợ làm các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp…

Xem chi tiết Dịch vụ Pháp lý doanh nghiệp hoặc liên hệ ngay với LuatVietnam theo số: 0938 36 1919.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi doanh nghiệp nhỏ có những khó khăn là gì trong bối cảnh hiện nay. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các chủ doanh nghiệp tương lai trong việc lựa chọn mô hình doanh nghiệp phù hợp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Hợp đồng gia công và 4 nội dung cần biết về loại hợp đồng này

Hợp đồng gia công và 4 nội dung cần biết về loại hợp đồng này

Hợp đồng gia công và 4 nội dung cần biết về loại hợp đồng này

Cùng với sự phát triển của kinh tế, mở cửa thị trường, hoạt động gia công hàng hóa ngày càng được chú trọng. Việc thuê, đặt gia công hàng hóa được thực hiện thông qua hợp đồng gia công. Trong bài viết dưới đây, LuatVietnam sẽ cung cấp những vấn đề có liên quan đến hợp đồng gia công.