Doanh nghiệp nhà nước và Doanh nghiệp tư nhân khác nhau thế nào?

Ở Việt Nam đang tồn tại hai hình thức là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Mỗi hình thức doanh nghiệp đều có những đặc điểm khác nhau, trong đó doanh nghiệp nhà nước đang được áp dụng một số chính sách riêng biệt


Lưu ý:

- Khái niệm “Doanh nghiệp tư nhân” ở đây không phải loại hình doanh nghiệp tư nhân được quy định tại Chương VII Luật Doanh nghiệp 2020.

- “Doanh nghiệp tư nhân” ở đây là những doanh nghiệp không phải do cơ quan, tổ chức nhà nước nắm giữ vốn điều lệ, cổ phần hoặc nắm giữ một tỷ lệ vốn điều lệ, cổ phần chưa đủ để trở thành doanh nghiệp nhà nước theo pháp luật doanh nghiệp.

Điểm khác biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân

Tiêu chí

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp tư nhân

Chủ sở hữu

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

- Do cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân khác làm chủ sở hữu (bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài);

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Hình thức tồn tại

- Công ty cổ phần;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty TNHH 2 thành viên.

- Công ty cổ phần;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty TNHH 2 thành viên;

- Công ty hợp danh;

- Doanh nghiệp tư nhân (quy định tại Chương VII Luật Doanh nghiệp 2020).

Quy mô

Quy mô lớn. Thường được tổ chức theo các hình thức như công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế.

Đa dạng về quy mô. Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Ngành nghề hoạt động

Hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề kinh tế then chốt. Một số ngành, nghề kinh doanh độc quyền như:

- Hệ thống truyền tải điện quốc gia;

- Nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân;

- In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng;

- Xổ số kiến thiết;

- Hoạt động trong phạm vi ngành nghề quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

- Không được kinh doanh các ngành nghề độc quyền dành cho các doanh nghiệp nhà nước.

Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân (Ảnh minh hoạ)

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 126/2017/NĐ-CP, doanh nghiệp cổ phần hóa là doanh nghiệp nhà nước thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần.

* Về điều kiện

Doanh nghiệp đủ điều kiện cổ phần hoá thuộc các trường hợp quy định tại Điều 4 Nghị định 126/2017/NĐ-CP.

* Về hình thức

Doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá theo các hình thức sau:

- Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ;

- Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ;

- Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ;

(Theo khoản 5 Nghị định 126/2017/NĐ-CP).

* Ý nghĩa của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

- Huy động vốn của các cá nhân, các tổ chức khác trong và ngoài nước để tăng cường năng lực tài chính, cơ sở vậy chất và nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhà nước.

- Ngoài ra, việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước sẽ tăng thêm tính minh bạch, công khai trong việc quản lý, đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp này.

Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân đều có những ưu, nhược điểm điểm riêng. Doanh nghiệp nhà nước tuy được kinh doanh các ngành nghề độc quyền nhưng các doanh nghiệp tư nhân lại bị gò bó bởi các quy định khắt khe hơn doanh nghiệp tư nhân

>> Từ 01/01/2021, 6 thay đổi quan trọng của Luật Doanh nghiệp 2020

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Thành lập công ty là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong hành trình khởi nghiệp, nhưng thủ tục pháp lý khá phức tạp và có thể gặp nhiều khó khăn. Đó là lý do vì sao dịch vụ thành lập công ty trọn gói ra đời và trở thành giải pháp thông minh cho doanh nghiệp mới. Lạc Việt được biết đến là một trong những đơn vị tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập tại khu vực TP HCM và các tỉnh thành khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về dịch vụ này trong bài viết dưới đây.

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Hiện nay, không ít tranh chấp phát sinh liên quan đến việc khi cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần do hai bên đã thỏa thuận tại hợp đồng mua bán/chuyển nhượng nhưng công ty không thực hiện. Vậy thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Bạn đã từng mơ ước về việc sở hữu một công ty riêng hay muốn biến ước mơ đó trở thành hiện thực? Nếu câu trả lời là có, thì việc thành lập một công ty là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bắt đầu hành trình kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, thủ tục thành lập công ty có thể khá phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong bài viết này, Tư Vấn Quang Minh sẽ hướng dẫn các bạn về quy trình và hồ sơ cần thiết để thành lập một công ty tại Việt Nam.