Doanh nghiệp nhà nước và Doanh nghiệp tư nhân khác nhau thế nào?
Ở Việt Nam đang tồn tại hai hình thức là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Mỗi hình thức doanh nghiệp đều có những đặc điểm khác nhau, trong đó doanh nghiệp nhà nước đang được áp dụng một số chính sách riêng biệt
Lưu ý:
- Khái niệm “Doanh nghiệp tư nhân” ở đây không phải loại hình doanh nghiệp tư nhân được quy định tại Chương VII Luật Doanh nghiệp 2020.
- “Doanh nghiệp tư nhân” ở đây là những doanh nghiệp không phải do cơ quan, tổ chức nhà nước nắm giữ vốn điều lệ, cổ phần hoặc nắm giữ một tỷ lệ vốn điều lệ, cổ phần chưa đủ để trở thành doanh nghiệp nhà nước theo pháp luật doanh nghiệp.
Điểm khác biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân
Tiêu chí |
Doanh nghiệp nhà nước |
Doanh nghiệp tư nhân |
Chủ sở hữu |
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; - Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. |
- Do cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân khác làm chủ sở hữu (bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài); - Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. |
Hình thức tồn tại |
- Công ty cổ phần; - Công ty TNHH 1 thành viên; - Công ty TNHH 2 thành viên. |
- Công ty cổ phần; - Công ty TNHH 1 thành viên; - Công ty TNHH 2 thành viên; - Công ty hợp danh; - Doanh nghiệp tư nhân (quy định tại Chương VII Luật Doanh nghiệp 2020). |
Quy mô |
Quy mô lớn. Thường được tổ chức theo các hình thức như công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế. |
Đa dạng về quy mô. Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. |
Ngành nghề hoạt động |
Hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề kinh tế then chốt. Một số ngành, nghề kinh doanh độc quyền như: - Hệ thống truyền tải điện quốc gia; - Nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân; - In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng; - Xổ số kiến thiết; … |
- Hoạt động trong phạm vi ngành nghề quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. - Không được kinh doanh các ngành nghề độc quyền dành cho các doanh nghiệp nhà nước. |

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 126/2017/NĐ-CP, doanh nghiệp cổ phần hóa là doanh nghiệp nhà nước thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần.
* Về điều kiện
Doanh nghiệp đủ điều kiện cổ phần hoá thuộc các trường hợp quy định tại Điều 4 Nghị định 126/2017/NĐ-CP.
* Về hình thức
Doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá theo các hình thức sau:
- Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ;
- Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ;
- Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ;
(Theo khoản 5 Nghị định 126/2017/NĐ-CP).
* Ý nghĩa của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
- Huy động vốn của các cá nhân, các tổ chức khác trong và ngoài nước để tăng cường năng lực tài chính, cơ sở vậy chất và nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhà nước.
- Ngoài ra, việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước sẽ tăng thêm tính minh bạch, công khai trong việc quản lý, đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp này.
Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân đều có những ưu, nhược điểm điểm riêng. Doanh nghiệp nhà nước tuy được kinh doanh các ngành nghề độc quyền nhưng các doanh nghiệp tư nhân lại bị gò bó bởi các quy định khắt khe hơn doanh nghiệp tư nhân
>> Từ 01/01/2021, 6 thay đổi quan trọng của Luật Doanh nghiệp 2020
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân mới nhất (26/02/2021 15:00)
- Doanh nghiệp nhà nước và Doanh nghiệp tư nhân khác nhau thế nào? (15/01/2021 15:00)
- Mở shop thời trang: Nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp tư nhân? (27/11/2020 15:00)
- Từ 2021, DN tư nhân được chuyển trực tiếp sang công ty cổ phần (20/07/2020 13:47)
- Doanh nghiệp tư nhân có thể được chuyển qua loại hình doanh nghiệp nào? (25/12/2019 16:00)
- Người nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp tư nhân không? (24/12/2019 16:00)
- Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thì chủ sở hữu công ty có thay đổi? (23/12/2019 16:00)
- Doanh nghiệp tư nhân có được mở tài khoản ngân hàng không? (19/12/2019 16:00)
- Bán doanh nghiệp tư nhân khi chủ doanh nghiệp bị tâm thần được không? (05/12/2019 13:42)
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có được góp vốn vào doanh nghiệp khác? (01/12/2019 09:01)
- Giải thể doanh nghiệp: Những quy định cần biết (08/03/2021 15:00)
- Hướng dẫn thủ tục thành lập kinh doanh hộ cá thể mới nhất (06/03/2021 12:00)
- Thương mại điện tử là gì? Ai được phép kinh doanh thương mại điện tử? (05/03/2021 15:08)
- Văn hóa doanh nghiệp là gì? Xây dựng văn hóa doanh nghiệp thế nào? (04/03/2021 15:02)
- 5 điểm cần biết về người đại diện theo pháp luật (03/03/2021 15:00)
- Cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp đơn giản nhất (02/03/2021 15:00)
- Điều kiện, thủ tục mở trung tâm tư vấn du học 2021 (08/01/2021 15:00)
- Phân biệt Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị (07/01/2021 15:00)
- Điều kiện công nhận doanh nghiệp ưu tiên là gì? (06/01/2021 15:00)
- Chữ ký số là gì? Doanh nghiệp có bắt buộc dùng chữ ký số? (05/01/2021 15:00)
- Cần làm gì để gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu? (04/01/2021 15:00)