Doanh nghiệp nhà nước phải công bố các thông tin gì?

Công bố thông tin là một trách nhiệm bắt buộc thực hiện đối với doanh nghiệp nhà nước. Vậy theo Nghị định 47/2021/NĐ-CP, việc công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào?

1. Doanh nghiệp nhà nước là gì?

Căn cứ Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp thuộc 01 trong 02 trường hợp sau được coi là doanh nghiệp nhà nước:

  • Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

  • Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, bao gồm:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.


2. Doanh nghiệp nhà nước phải công bố các thông tin gì?

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm công bố 02 loại thông tin, bao gồm:

  • Công bố thông tin định kỳ;

  • Công bố thông tin bất thường.

2.1. Công bố thông tin định kỳ

Điều 23 Nghị định 47/2021/NĐ-CP đã quy định chi tiết về trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước trong việc công bố thông tin định kỳ, trong đó gồm có các thông tin như sau:

STT

Nội dung thông tin

Biểu mẫu

Thời hạn công bố

Hình thức và phương tiện công bố

1

Thông tin cơ bản về doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

- Hình thức công bố thông tin gồm văn bản và dữ liệu điện tử.

- Các phương tiện báo cáo, công bố thông tin bao gồm:

+ Trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.

+ Cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

+ Cổng thông tin doanh nghiệp.

2

Mục tiêu tổng quát, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch kinh doanh hằng năm đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.

Biểu số 02 Phụ lục II 

Trước ngày 31/3 của năm thực hiện.

3

Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm.

Biểu số 03 Phụ lục II

Trước ngày 30/6 của năm liền sau năm thực hiện.

4

Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích được giao theo kế hoạch hoặc đấu thầu (nếu có) và trách nhiệm xã hội khác.

Biểu số 04 Phụ lục II

Trước ngày 30 tháng 6 của năm liền sau năm thực hiện.

5

Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức 06 tháng của doanh nghiệp.

Biểu số 05 Phụ lục II

Trước ngày 31/7 hằng năm.

6

Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm của doanh nghiệp.

Biểu số 06 Phụ lục II

Trước ngày 30/6 của năm liền sau năm thực hiện.

7

Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính giữa năm, bao gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có).

Trước ngày 31/7 hằng năm.

8

Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính hằng năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập, bao gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có).

Trong vòng 150 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

2.2. Công bố thông tin bất thường

  • Các thông tin bất thường mà doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện công bố theo Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm các trường hợp sau:

- Tài khoản của công ty bị phong tỏa hoặc được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong tỏa;

- Tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh; bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hoạt động hoặc giấy phép khác liên quan đến hoạt động của công ty;

- Sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hoạt động hoặc giấy phép khác liên quan đến hoạt động của công ty;

- Thay đổi thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng tài chính kế toán, Trưởng Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên;

- Có quyết định kỷ luật, khởi tố, có bản án, quyết định của Tòa án đối với người quản lý doanh nghiệp;

- Có kết luận của cơ quan thanh tra hoặc của cơ quan quản lý thuế về việc vi phạm pháp luật của doanh nghiệp;

- Có quyết định thay đổi tổ chức kiểm toán độc lập hoặc bị từ chối kiểm toán báo cáo tài chính;

- Có quyết định thành lập, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện; quyết định đầu tư, giảm vốn hoặc thoái vốn đầu tư tại các công ty khác.

  • Thời hạn công bố:

Theo Điều 24 Nghị định 47/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp nhà nước cần công bố thông tin trong thời hạn 36 giờ kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện.

  • Các phương tiện công bố:

- Trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm (nếu có);

- Niêm yết công khai tại trụ sở chính, địa điểm kinh doanh của công ty;

- Cổng thông tin doanh nghiệp;

- Gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Trên đây là các nội dung về việc công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập khu công nghệ cao [mới nhất]

Việc thành lập khu công nghệ cao không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghệ, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.