Doanh nghiệp nhà nước là gì? Có mấy loại hình doanh nghiệp nhà nước

Hiểu đơn giản, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp có sự tham gia hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà nước. Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ 01/01/2021 cũng đã có nhiều thay đổi liên quan đến loại hình doanh nghiệp này.


Doanh nghiệp nhà nước là gì?

Doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Chương IV Luật Doanh nghiệp 2020.

Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định khái niệm về doanh nghiệp nhà nước như sau:

“1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:

a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.”

Bên cạnh đó, Điều 89 Luật Doanh nghiệp quy định cụ thể doanh nghiệp nhà nước được tổ chức dưới các loại hình doanh nghiệp sau:

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020 được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty TNHH 1 thành viên

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020 được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty TNHH 02 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Như vậy hiện nay có các loại hình doanh nghiệp nhà nước như sau:

- Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

- Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Doanh nghiệp nhà nước là gì? Có mấy loại hình doanh nghiệp nhà nước

Có mấy loại hình doanh nghiệp nhà nước (Ảnh minh hoạ)

Phân biệt doanh nghiệp nhà và doanh nghiệp tư nhân

Tiêu chí

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp tư nhân

Chủ sở hữu

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

- Do cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân khác làm chủ sở hữu (bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài);

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Hình thức tồn tại

- Công ty cổ phần;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty TNHH 2 thành viên.

- Công ty cổ phần;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty TNHH 2 thành viên;

- Công ty hợp danh;

- Doanh nghiệp tư nhân (quy định tại Chương VII Luật Doanh nghiệp 2020).

Quy mô

Quy mô lớn. Thường được tổ chức theo các hình thức như công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế.

Đa dạng về quy mô. Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Ngành nghề hoạt động

Hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề kinh tế then chốt. Một số ngành, nghề kinh doanh độc quyền như:

- Hệ thống truyền tải điện quốc gia;

- Nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân;

- In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng;

- Xổ số kiến thiết;

- Hoạt động trong phạm vi ngành nghề quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

- Không được kinh doanh các ngành nghề độc quyền dành cho các doanh nghiệp nhà nước.

Như vậy, có tất cả 03 loại hình doanh nghiệp nhà nước. Cách xác định doanh nghiệp nhà nước là dựa vào chủ sở hữu vốn góp hoặc cổ phần. Doanh nghiệp nhà nước cũng có cơ cấu và tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.

Nếu có thắc mắc liên quan đến quy định về doanh nghiệp nhà nước, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Doanh nghiệp nhà nước và Doanh nghiệp tư nhân khác nhau thế nào?

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?

Điều kiện, thủ tục kinh doanh dịch vụ cho thuê xe 2021

Điều kiện, thủ tục kinh doanh dịch vụ cho thuê xe 2021

Điều kiện, thủ tục kinh doanh dịch vụ cho thuê xe 2021

Các cá nhân, hộ gia đình thường có nhu cầu thuê các loại xe tự lái để phục vụ cho các mục đích sinh hoạt khác nhau. Bởi vậy, việc kinh doanh dịch vụ cho thuê xe rất tiềm năng. Nếu có ý định kinh doanh ngành, nghề này, các nhà đầu tư có thể tham khảo điều kiện và thủ tục chi tiết dưới đây.