04 việc cần làm đối với những doanh nghiệp mới thành lập

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần phải thực hiện ngay một số công việc quan trọng dưới đây. Những công việc này có thể bắt buộc hoặc không nhưng đều giúp doanh nghiệp ổn định hơn trong giai đoạn mới thành lập


Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Khi đăng ký thành lập mới, doanh nghiệp phải thông báo công khai các thông tin sau đây trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (khoản 1 Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020):

- Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Ngành, nghề kinh doanh;

- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì việc đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.


Mua chữ ký số

Hiện tại không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng chữ ký số trong hoạt động kinh doanh.

Theo khoản 3 Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp phải sử dụng chữ ký số, cụ thể:

Các trường hợp

Căn cứ pháp lý

Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.

Điểm e khoản 1 Điều 6 Thông tư 32/2011/TT-BTC.

Hóa đơn điện tử khi mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, khi sử dụng hóa đơn điện tử phải có phần chữ ký số.

Khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

Người nộp thuế thực hiện hoạt động kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật.

Khoản 10 Điều 17 Luật quản lý thuế 2019.

doanh nghiep moi thanh lapDoanh nghiệp mới thành lập cần làm gì (Ảnh minh hoạ)

Mở tài khoản ngân hàng

Tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp (tài khoản thanh toán của tổ chức) là tài khoản do khách hàng là tổ chức mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Chủ tài khoản thanh toán của tổ chức là tổ chức mở tài khoản. Người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (gọi chung là người đại diện hợp pháp) của tổ chức mở tài khoản thanh toán thay mặt tổ chức đó thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản thanh toán trong phạm vi đại diện.

(theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN).

Trên thực tế, tất cả các doanh nghiệp thành lập đều mở tài khoản ngân hàng, tài khoản ngân hàng có tác dụng đối với doanh nghiệp như sau:

- Là điều kiện để doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử;

- Doanh nghiệp bắt buộc phải thanh toán bằng tài khoản ngân hàng đối với những giao dịch trên 20 triệu;

- Giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn trong hoạt động kinh doanh, nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động giao dịch, thanh toán khi kinh doanh…

Từ 01/05/202, thông tin về tài khoản ngân hàng không còn là thông tin đăng ký thuế nữa. Vì vậy, sau khi thành lập, doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng không phải thông báo với bất kỳ cơ quan nhà nước nào.


Treo biển hiệu công ty

Theo khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp, tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp không treo bảng hiệu công ty có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng, nặng hơn có thể bị khóa mã số thuế (Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP).

Doanh nghiệp có thể liên hệ với các đơn vị cung cấp biển hiệu với giá thành trong khoảng 200.000 - 300.000 đồng.

Lưu ý, nội dung biển hiệu phải có những nội dung sau:

Biển hiệu công ty phải có nội dung sau:

- Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);

- Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Địa chỉ, điện thoại.

Trên đây là những công việc quan trọng mà doanh nghiệp cần phải làm ngay sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.6192 để được giải đáp nhanh nhất.

>> Hiểu thế nào là startup? Quy trình thành lập công ty startup

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục