Doanh nghiệp là gì? Những điều ít người biết về doanh nghiệp

Doanh nghiệp là tổ chức được thành lập nhằm mục đích kinh doanh dưới hình thức các loại hình công ty. Tuy nhiên trên thực tế, mục tiêu và hình thức hoạt động của một doanh nghiệp là rất đa dạng mà không nhiều người biết đến.


Doanh nghiệp là gì?

Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của phập luật nhằm mục đích kinh doanh.

Doanh nghiệp thường được phân loại theo tính chất, đặc điểm, ví dụ:

- Doanh nghiệp nhà nước và Doanh nghiệp tư nhân;

- Doanh nghiệp trong nước và Doanh nghiệp nước ngoài.

Theo như định nghĩa về doanh nghiệp và căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020, có tất cả 05 loại doanh nghiệp, bao gồm:

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;

- Công ty cổ phần;

- Công ty hợp danh;

- Doanh nghiệp tư nhân;


Là doanh nghiệp nhưng chưa chắc đã có tư cách pháp nhân

Theo khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015, một tổ chức được coi là có tư cách pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

“a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”

Trong các loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh là 02 loại hình doanh nghiệp mà tài sản của chủ doanh nghiệp và thành viên công ty không tách bạch với tài sản của công ty. Họ phải chịu trách nhiệm với công ty bằng chính tài sản của mình nếu như tài sản của công ty không đủ thực hiện nghĩa vụ.

Như vậy, chỉ có công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên là có tư cách pháp nhân.

doanh nghiep la giNhững điều ít người biết về doanh nghiệp (Ảnh minh hoạ)

Một số doanh nghiệp hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận

Mặc dù theo định nghĩa của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp thành lập nhằm mục đích kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận sẽ đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp xã hội, mục tiêu lợi nhuận không phải mục tiêu hàng dầu.

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Mục tiêu về lợi nhuận không phải là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp xã hội.

Theo điểm c khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp xã hội phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.

(Tỉ lệ này đã được điều chỉnh so với trước đây khi mà Luật Doanh nghiệp 2014 chỉ quy định ở mức 50%).

Trường hợp doanh nghiệp không sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm để tái đầu tư thì sẽ bị xử phạt theo Điều 40 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.


Như thế nào thì được gọi là doanh nghiệp nhà nước?

Việc phân biệt thế nào là doanh nghiệp nhà nước, thế nào là doanh nghiệp tư nhân thì cần phải căn cứ vào cơ cầu vốn và chủ sở hữu của doanh nghiệp đó.

Đối với doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty TNHH, công ty CP, bao gồm:

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:

+ Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty Nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;

+ Công ty TNHH 1 thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết:

+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty CP do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty Nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;

+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty CP là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Xem chi tiết: Doanh nghiệp nhà nước và Doanh nghiệp tư nhân khác nhau thế nào?

Như vậy, doanh nghiệp sẽ hoạt động dưới 05 loại hình nhưng có thể phân loại theo hình thức và mục tiêu hoạt động. Nếu có thắc mắc liên quan đến những vấn đề về doanh nghiệp, độc giả vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Hướng dẫn tra cứu mã ngành nghề kinh doanh 2021

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục