Doanh nghiệp không hoạt động tại địa điểm kinh doanh đã đăng ký bị xử phạt thế nào?

Việc doanh nghiệp đăng ký địa chỉ kinh doanh có thể phải chịu những chế tài nhất định. Vậy, cụ thể mức xử phạt ra sao? Hãy cùng LuatVietnam tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp là gì?

Căn cứ Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

Điều 44. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

3. Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Như vậy, địa điểm kinh doanh có thể hiểu là nơi mà doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp doanh nghiệp mở rộng địa điểm kinh doanh thì cần đăng ký thành lập thêm chi nhánh kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh được phép hoạt động kinh doanh những ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký nhưng không phải được lựa chọn tất cả mà chỉ lựa chọn một nhóm ngành cụ thể  từ ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ.

Các doanh nghiệp có thể đăng ký địa điểm kinh doanh phục vụ cho những mục đích khác: chứa kho hàng, xây dựng cơ sở bán hàng,...

2. Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh

Căn cứ Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT, thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh cần lưu ý những vấn đề sau:

(i) Thành phần hồ sơ

- Thông báo lập địa điểm kinh doanh: Phụ lục II-7.docx

- Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có:

  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực

  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền

(ii) Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

- Cơ quan nhận hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Hình thức nộp hồ sơ: trực tiếp, trực tuyến, dịch vụ bưu chính

- Lệ phí:

  • Đối với hình thức nộp hồ sơ trực tiếp và dịch vụ bưu chính: 50.000 đồng/lần

  • Đối với hình thức nộp hồ sơ trực tuyến: 0 đồng

(Thông tư số 47/2019/TT-BTC)

Bước 2. Xử lý hồ sơ và trả kết quả

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

3. Doanh nghiệp không hoạt động tại địa điểm kinh doanh đã đăng ký bị xử phạt thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.

Căn cứ khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định:

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 4 như sau

b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.”.

Như vậy, mức phạt tiền nêu trên áp dụng với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm là cá nhân. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm mức phạt tiền sẽ bị xử phạt gấp 02 lần, là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Đồng thời căn cứ khoản 7 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP), ngoài bị xử phạt hành chính với số tiền nêu trên, người có hành vi vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Tóm lại, trường hợp doanh nghiệp không hoạt động tại địa điểm đăng ký kinh doanh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Trên đây là thông tin về mức xử phạt đối với doanh nghiệp không hoạt động tại địa điểm kinh doanh đã đăng ký.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hàng hóa nguy hiểm là gì? Phân loại hàng hóa nguy hiểm

Trong lĩnh vực vận tải và logistics, việc xử lý hàng hóa nguy hiểm luôn đòi hỏi sự cẩn trọng đặc biệt. Vậy hàng hóa nguy hiểm là gì ? Chúng được phân loại như thế nào để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.