Doanh nghiệp FDI có được phép kinh doanh chuyển khẩu?

Doanh nghiệp FDI phải thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Vậy, theo quy định hiện hành, doanh nghiệp FDI có được phép kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa không?

Chuyển khẩu hàng hóa là gì?

Chuyển khẩu hàng hóa được hiểu là việc mua hàng từ một nước hoặc vùng lãnh thổ để bán sang một nước/vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam (theo khoản 1 Điều 30 Luật Thương mại số 36/2005/QH11).

Theo đó, chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở 02 hợp đồng riêng biệt là hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do doanh nghiệp ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước/sau hợp đồng bán hàng (khoản 3 Điều 18 Nghị định 68/2019).

Căn cứ khoản 2 Điều 30 Luật Thương mại, việc chuyển khẩu hàng hóa được tiến hành theo một trong các hình thức sau:

1- Vận chuyển thẳng hàng hóa từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam;

2- Vận chuyển hàng hóa từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;

3- Vận chuyển hàng hóa từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

Lưu ý: Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được đưa vào và ra khỏi Việt Nam tại cùng một khu vực cửa khẩu, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi đưa vào Việt Nam cho tới khi đưa ra khỏi Việt Nam.


Doanh nghiệp FDI có được phép kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa (Ảnh minh họa)

Doanh nghiệp FDI có được phép kinh doanh chuyển khẩu?

Doanh nghiệp FDI hay còn gọi là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài góp vốn hoặc thành lập với tư cách là thành viên hoặc cổ đông.

Có thể thấy, doanh nghiệp FDI chính là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020.

Về quyền kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa, khoản 1, khoản 2 Điều 18 Nghị định 69/2018 quy định như sau:

1. Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo quy định sau:

a) Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.

b) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu của Bộ Công Thương.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa. […]

Như vậy, doanh nghiệp FDI không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.

Trên đây là giải đáp về việc doanh nghiệp FDI có được phép kinh doanh chuyển khẩu hay không, nếu cần hỗ trợ thêm, bạn đọc liên hệ tổng đài 1900.6192.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập khu công nghệ cao [mới nhất]

Việc thành lập khu công nghệ cao không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghệ, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.