Doanh nghiệp FDI có được kinh doanh tạm nhập tái xuất?

Kinh doanh tạm nhập tái xuất là một trong những quyền của doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng một vấn đề đặt ra là liệu rằng doanh nghiệp FDI có được phép kinh doanh tạm nhập tái xuất không?

Kinh doanh tạm nhập tái xuất là gì?

Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc đưa hàng hóa từ nước ngoài/các khu vực đặc biệt (khu vực hải quan riêng) trên lãnh thổ Việt Nam vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam (theo khoản 1 Điều 29 Luật Thương mại năm 2005).

Trong đó,

- Tạm nhập là việc nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam trong một thời gian nhất định trước khi xuất sang thị trường nước thứ ba.

- Tái xuất được thực hiện sau khi tạm nhập, hàng hóa làm thủ tục thông quan, nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được xuất khẩu tới một quốc gia khác. Do hàng hóa được xuất khẩu hai lần nên gọi là tái xuất.

doanh nghiep FDI co duoc kinh doanh tam nhap tai xuatDoanh nghiệp FDI có được kinh doanh tạm nhập tái xuất không? (Ảnh minh họa)

Điều kiện kinh doanh tạm nhập tái xuất

Căn cứ Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh:

- Trường hợp hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện (thực phẩm đông lạnh, hàng hóa đã qua sử dụng…) thì thương nhân phải đáp ứng điều kiện theo quy định đó.

- Trường hợp kinh doanh hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, thương nhân phải có Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất cấp (ngoại trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động).

- Trường hợp hàng hóa không thuộc các loại trên, thương nhân chỉ cần làm thủ tục tạm nhập tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.

Theo đó, tùy thuộc vào loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất mà doanh nghiệp Việt Nam cần đáp ứng điều kiện khác nhau.

Doanh nghiệp FDI có được kinh doanh tạm nhập tái xuất?

Khoản 1 Điều 7 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền xuất khẩu, được xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài và khu vực hải quan riêng bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.

Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP lại quy định, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, trừ các trường hợp:

1- Tạm nhập hàng hóa (trừ hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tạm ngưng xuất khẩu, nhập khẩu) vào Việt Nam theo hợp đồng ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.

2- Tạm nhập hàng hóa mà thương nhân đã xuất khẩu để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài và tái xuất khẩu trả lại thương nhân nước ngoài.

3- Tạm nhập, tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại

4- Tạm nhập hàng hóa để phục vụ đo kiểm, khảo nghiệm.

5- Tạm nhập tái xuất linh kiện, phụ tùng tạm nhập không có hợp đồng để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài; linh kiện, phụ tùng tạm nhập để sửa chữa tàu biển, tàu bay theo hợp đồng ký giữa chủ tàu nước ngoài với nhà máy sửa chữa tại Việt Nam.

6- Tạm nhập tái xuất phương tiện chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức quay vòng.

7- Tạm nhập, tái xuất máy móc, trang thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh của các tổ chức nước ngoài để khám, chữa bệnh tại Việt Nam vì mục đích nhân đạo.

8- Tạm nhập, tái xuất dụng cụ biểu diễn, trang thiết bị tập luyện, thi đấu của các đoàn nghệ thuật, đoàn thi đấu, biểu diễn thể thao.

Đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

Căn cứ các quy định nêu trên, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) không được kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Việt Nam.

Nếu bài viết trên đây chưa giải quyết hết được thắc mắc của độc giả, bạn có thể liên hệ với tổng đài 1900 6192 để được giải đáp thêm.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Từ vụ mỳ ăn liền bị thu hồi: Chất cấm trong thực phẩm được quy định thế nào?

Từ vụ mỳ ăn liền bị thu hồi: Chất cấm trong thực phẩm được quy định thế nào?

Từ vụ mỳ ăn liền bị thu hồi: Chất cấm trong thực phẩm được quy định thế nào?

Mới đây, một loại mỳ ăn liền Việt Nam xuất khẩu đã bị thu hồi tại nước ngoài do chứa chất cấm. Việc sử dụng chất cấm trong thực phẩm là hành vi vi phạm pháp luật và ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây hoang mang cho người tiêu dùng.