Doanh nghiệp chế xuất là gì? Được miễn thuế gì?

Hiện nay tại các khu chế xuất, khu công nghiệp xuất hiện nhiều doanh nghiệp chế xuất. Vậy, các doanh nghiệp chế xuất này là gì? Doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế gì? Cùng tìm hiểu quy định liên quan tại bài viết này.

1. Doanh nghiệp chế xuất là gì?    

Theo Khoản 21 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp chế xuất là các doanh nghiệp thực hiện những hoạt động chế xuất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Doanh nghiệp chế xuất là gì?
Doanh nghiệp chế xuất là gì? (Ảnh minh hoạ)

Trong các khu công nghiệp có các phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất. Doanh nghiệp chế xuất, phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất ngăn cách với bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng, cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và cơ quan chức năng có liên quan.

2. Doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế gì?

Theo quy định, doanh nghiệp chế xuất được miễn một số loại thuế như sau:

2.1. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Theo quy định tại điểm c Khoản 4 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 những loại hàng hóa sau đây không phải chịu thuế xuất nhập khẩu:

- Hàng hóa được xuất khẩu từ khu vực phi thuế quan chuyển ra nước ngoài;

- Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu vực phi thuế quan và hàng hóa đó chỉ sử dụng trong khu vực phi thuế quan;

- Hàng hóa được chuyển từ các khu vực phi thuế quan này sang khu vực phi thuế quan khác.

Doanh nghiệp chế xuất thuộc khu vực phi thuế quan nên được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các trường hợp nêu trên.

Doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế gì?
Doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế gì? (Ảnh minh hoạ)

2.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC, doanh nghiệp chế xuất được hưởng mức thuế suất là 17% kể từ ngày 01/01/2016 nếu doanh nghiệp chế xuất thực hiện các hoạt động dự án đầu tư mới trên các địa bàn có kinh tế - xã hội khó khăn được quy định tại Phụ lục II Nghị định 218/2013/NĐ-CP.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 20 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 151/2014/TT-BTC) doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 02 năm đầu tiên và được giảm 50% mức thuế trong vòng 04 năm tiếp theo đối với nguồn thu nhập có được từ việc thực hiện dự án đầu tư mới.

2.3. Thuế giá trị gia tăng

Việc trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất và các khu vực phi thuế quan theo quy định được miễn giảm thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp nếu đáp ứng đầy đủ quy định theo Thông tư 219/2013/TT-BTC, mức thuế giá trị gia tăng sẽ được áp dụng là 0%.

2.4. Ưu đãi đầu tư và chính sách thuế

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp chế xuất sẽ được hưởng các ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc ghi nhận tại Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất của cơ quan có thẩm quyền.

Doanh nghiệp chế xuất sau khi hoàn thành việc xây dựng phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện về kiểm tra, giám sát hải quan trước khi doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động.

Nếu doanh nghiệp chế xuất không được xác nhận đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì không được hưởng chính sách thuế áp dụng đối với khu phi thuế quan.

Việc kiểm tra, xác nhận, hoàn thiện các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan của doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Theo đó, Điều 28a Nghị định 134/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 18/2021/NĐ-CP) quy định doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Có hàng rào cứng để ngăn cách với lãnh thổ các khu vực bên ngoài; có cổng, cửa ra, vào bảo đảm việc đưa hàng hóa ra, vào chỉ qua cổng,cửa.

- Có hệ thống camera quan sát được các vị trí tại cổng, cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ hàng hóa tại mọi thời điểm trong ngày (24/24 giờ, kể cả các ngày nghỉ và ngày lễ); dữ liệu hình ảnh của camera được kết nối với cơ quan hải quan quản lý và dữ liệu này được lưu giữ tại doanh nghiệp tối thiểu 12 tháng.

- Có phần mềm quản lý hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm đối tượng không chịu thuế để báo cáo quyết toán nhập - xuất - tồn tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu.

3. Doanh nghiệp chế xuất có được bán hàng nội địa không?    

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, các doanh nghiệp chế xuất có thể bán hàng hóa vào thị trường nội địa. Hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất vào thị trường nội địa thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Doanh nghiệp chế xuất được bán hoặc thanh lý vào thị trường nội địa những tài sản doanh nghiệp đã qua sử dụng và hàng hóa theo quy định về đầu tư và quy định pháp luật khác có liên quan.

Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu và hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.

Trên đây là nội dung giải đáp doanh nghiệp chế xuất là gì và các quy định liên quan.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Đầu tư vào khu công nghệ cao là một lĩnh vực đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe theo quy định pháp luật. Vậy, nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất đã trở thành giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm. Cùng tham khảo hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại bài viết dưới đây.

Đề xuất mới về báo cáo khai thác tài nguyên nước, doanh nghiệp cần lưu ý

Đề xuất mới về báo cáo khai thác tài nguyên nước, doanh nghiệp cần lưu ý

Đề xuất mới về báo cáo khai thác tài nguyên nước, doanh nghiệp cần lưu ý

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Thông tư hướng dẫn Luật Tài nguyên nước. Sau đây là một số đề xuất mới tại dự thảo Thông tư hướng dẫn Luật Tài nguyên nước, trong đó đáng chú ý có các quy định về chế độ báo báo hoạt động khai thác tài nguyên nước.

Đề xuất 6 ngành công nghiệp trọng điểm được hưởng chính sách ưu đãi

Đề xuất 6 ngành công nghiệp trọng điểm được hưởng chính sách ưu đãi

Đề xuất 6 ngành công nghiệp trọng điểm được hưởng chính sách ưu đãi

Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm hiện đang được lấy ý kiến trên Trang Thông tin điện tử Chính phủ, trong đó xác định 06 ngành công nghiệp trọng điểm được hưởng chính sách ưu đãi. Sau đây là một số đề xuất mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Công nghiệp trọng điểm.

Kế toán Lạc Việt - Dịch vụ kế toán trọn gói cho doanh nghiệp

Kế toán Lạc Việt - Dịch vụ kế toán trọn gói cho doanh nghiệp

Kế toán Lạc Việt - Dịch vụ kế toán trọn gói cho doanh nghiệp

Hiện nay, các dịch vụ kế toán, dịch vụ báo cáo thuế luôn nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp nhờ những lợi ích vượt trội về tiết kiệm chi phí và mức độ chuyên nghiệp những dịch vụ này đem lại. Nổi bật trong số đó, không thể không nhắc đến Kế toán Lạc Việt - Một công ty dịch vụ kế toán tại TPHCM. Kế toán Lạc Việt không chỉ chuyên về lĩnh vực kế toán, thuế mà còn là công ty cung cấp các dịch vụ về pháp lý, thành lập doanh nghiệp cho nhiều cá nhân, tổ chức.