Điều lệ công ty là gì? Bao gồm những nội dung gì?

Bất cứ công ty nào khi đăng ký thành lập đều phải chuẩn bị Điều lệ, vậy Điều lệ công ty là gì và bao gồm những nội dung gì?

1. Điều lệ công ty là gì?

Điều lệ công ty là bản thỏa thuận giữa các chủ sở hữu công ty/giữa những người sáng lập với nhau và giữa những người sáng lập với những người góp vốn nhằm cam kết, ràng buộc các thành viên trong quy định chung, thống nhất về cách tạo lập, góp vốn, bộ máy tổ chức, quản lý, hoạt động…

Có thể nói, Điều lệ công ty như một bản Hiến pháp của mỗi doanh nghiệp. Theo khoản 1 Điều 24 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, Điều lệ công ty gồm:

  • Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp

  • Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.
Pháp luật không có định nghĩa chung điều lệ công ty là gì
Pháp luật không có định nghĩa chung Điều lệ công ty là gì (Ảnh minh họa)

2. 13 nội dung bắt buộc có trong Điều lệ công ty

Tuy pháp luật không có định nghĩa chung Điều lệ công ty là gì nhưng yêu cầu Điều lệ công ty phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau theo khoản 2 Điều 24 Luật Doanh nghiệp :

  1. Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);

  2. Ngành, nghề kinh doanh;

  3. Vốn Điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;

  4. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;

  5. Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;

  6. Cơ cấu tổ chức quản lý;

  7. Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;

  8. Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

  9. Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên;

  10. Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;

  11. Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;

  12. Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;

  13. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

3. Nguyên tắc cơ bản khi xây dựng Điều lệ công ty

3.1. Không được trái quy định của pháp luật/không được xâm phạm đến lợi ích của bên thứ 3

Đây là nguyên tắc cơ bản đầu tiên cần nhớ khi soạn thảo Điều lệ công ty.

Pháp luật có những quy định mở để Điều lệ công ty điều chỉnh cho phù hợp với định hướng cũng như tình hình kinh doanh cụ thể của công ty, tuy nhiên, phải đảm bảo xây dựng trong khuôn khổ, hành lang pháp lý chung không được trái với những quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế, Luật Kế toán, Bộ luật Lao động…

4 nguyên tắc xây dựng Điều lệ công ty cần nắm
4 nguyên tắc xây dựng Điều lệ công ty cần nắm (Ảnh minh họa)

3.2. Tự nguyện và thỏa thuận trong khuôn khổ pháp luật quy định

Điều lệ công ty được xây dựng trên cơ sở tự nguyện và thỏa thuận được đặt lên hàng đầu, do đó, khi soạn thảo hay sửa đổi, bổ sung Điều lệ, các thành viên/cổ đông phải có sự thảo luận, thỏa thuận cân nhắc từng vấn đề.

3.3. Phải đảm bảo đầy đủ nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật

Như đã nêu ở trên, khoản 2 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định những nội dung chủ yếu trong Điều lệ công ty, do đó, khi soạn thảo Điều lệ công ty bắt buộc phải có những nội dung này.

Sở dĩ Luật Doanh nghiệp yêu cầu Điều lệ công ty phải có những quy định này là bởi đây là những nội dung rất quan trọng liên quan trực tiếp đến tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp.

3.4. Phải được sự chấp thuận của tất cả các thành viên sáng lập

Khoản 3 Điều 25 Luật Doanh nghiệp quy định, Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp phải có họ, tên và chữ ký của những người sau đây:

  • Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;

  • Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

  • Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

  • Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.

Không chỉ đơn thuần là chữ ký trên bản Điều lệ công ty điều này còn thể hiện bản Điều lệ được xây dựng là hoàn toàn dựa trên ý chí chấp thuận của tất cả những người sáng lập ra công ty.

Để hiểu rõ hơn Điều lệ công ty là gì bạn có thể gọi ngay đến số 0938.36.1919 , các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam sẽ hỗ trợ bạn.

Vui lòng xem bản dịch tiếng Anh tại đây.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Để được kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Vậy doanh nghiệp cần sử dụng mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá nào theo quy định hiện hành?

Thành lập công ty Singapore được hưởng những phúc lợi gì?

Thành lập công ty Singapore được hưởng những phúc lợi gì?

Thành lập công ty Singapore được hưởng những phúc lợi gì?

Singapore là một trong những đất nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất trên thế giới, cùng với môi trường kinh doanh cực kỳ lý tưởng và mức độ an toàn cao. Thành lập công ty tại Singapore sẽ cho doanh nghiệp cơ hội để trải nghiệm những lợi ích nổi bật như tiếp cận thị trường Đông Nam Á, ưu đãi thuế ưu việt và cơ sở hạ tầng hoàn hảo. Nếu nhà kinh doanh đang tìm kiếm một cơ hội để phát triển doanh nghiệp của mình, hãy xem xét việc thành lập công ty Singapore.

5 mẫu báo cáo tổng kết cuối năm được dùng phổ biến

5 mẫu báo cáo tổng kết cuối năm được dùng phổ biến

5 mẫu báo cáo tổng kết cuối năm được dùng phổ biến

Vào thời điểm cuối năm, các cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ tiến hành làm báo cáo tổng kết năm để khái quát lại tình hình làm việc trong năm, những thành tựu đã đạt được hay những hạn chế còn tồn tại. Dưới đây là một số mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm được nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng.