Điều lệ công ty có cần đóng dấu không?

Với những tài liệu quan trọng thường sẽ được ký, đóng dấu công ty, vậy Điều lệ công ty có cần đóng dấu không? Hãy cùng làm rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Điều lệ công ty có cần đóng dấu không?

Tuy là một trong những văn bản quan trọng trong quản lý doanh nghiệp và phải được lưu giữ tại trụ sở chính/địa điểm khác được quy định tại Điều lệ trong suốt quá trình hoạt động nhưng không có bất kỳ quy định nào bắt buộc Điều lệ công ty phải được đóng dấu.

Theo khoản 1 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 59/2020/QH14 thì Điều lệ công ty gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Khi đăng ký doanh nghiệp Điều lệ công ty phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020:

  • Đối với công ty hợp danh: Thành viên hợp danh;

  • Đối với công ty TNHH một thành viên: Chủ sở hữu công ty là cá nhân/người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức;

  • Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên: Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật/người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;

  • Đối với công ty cổ phần: Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật/người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức.

Còn đối với Điều lệ công ty được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây:

  • Đối với công ty hợp danh: Chủ tịch Hội đồng thành viên;

  • Đối với công ty TNHH một thành viên: Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu/người đại diện theo pháp luật;

  • Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần: Người đại diện theo pháp luật.

Qua đây, có thể khẳng định lại một lần nữa, Điều lệ công ty không cần đóng dấu.

Điều lệ công ty có cần đóng dấu không theo quy định mới nhất hiện nay (Ảnh minh họa)

2. Điều lệ công ty có cần đóng dấu giáp lai không?

Hiện nay, chưa có bất cứ quy định nào liệt kê các loại văn bản phải đóng dấu giáp lai, theo đó, Điều lệ công ty cũng không cần phải đóng dấu giáp lai.

Điểm đ khoản 1 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định:

đ) Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản/phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.

Trên thực tế, các văn bản đóng dấu giáp lai thường nhằm mục đích ngăn chặn việc thay đổi tài liệu hoặc làm sai lệch kết quả, bảo đảm tính chính xác, khách quan của văn bản đã được thông qua.

Căn cứ vào những quy định trên có thể thấy rằng, không có bất cứ quy định nào của pháp luật về việc ký nháy trong văn bản. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện và soạn thảo điều lệ công ty sẽ cần được sự đồng ý và nhất trí của các cổ đông, thành viên công ty.

3. Điều lệ công ty có cần ký nháy từng trang?

Căn cứ Điều 24 Luật Doanh nghiệp năm 2020, Điều lệ công ty không bắt buộc phải ký nháy (ký tắt) từng trang.

Chưa có văn bản nào định nghĩa về ký nháy nhưng thực tế việc ký nháy được sử dụng khá phổ biến, thường được đặt ở cuối dòng văn bản/cuối đoạn văn bản/cuối cùng của văn bản và nằm ở cuối mỗi trang văn bản.

Điều lệ công ty có phải ký nháy từng trang không? (Ảnh minh họa)

Trong quá trình soạn thảo và thực hiện Điều lệ công ty cần có sự thảo luận, thỏa thuận và phải được sự đồng ý, nhất trí của các thành viên, cổ đông công ty.

Do đó, tuy không bắt buộc nhưng các các cổ đông, thành viên công ty nên ký nháy vào Điều lệ với mục đích xác định đã biết và đồng ý với nội dung Điều lệ đó.

Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin về Điều lệ công ty có cần đóng dấu không, bấm gọi ngay 0938.36.1919 các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam sẽ hỗ trợ bạn.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập khu công nghệ cao [mới nhất]

Việc thành lập khu công nghệ cao không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghệ, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.