Điều kiện để được công nhận kho hàng không kéo dài

Kho hàng không kéo dài là khu vực kho, bãi ngoài cửa khẩu để lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được vận chuyển bằng đường hàng không chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan nhưng phải đạt những điều kiện nhất định.


Điều kiện về vị trí địa lý

Kho hàng không kéo dài được công nhận tại địa bàn nơi có các khu vực sau đây:

- Khu vực lân cận cảng hàng không dân dụng quốc tế;

- Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất;

- Khu vực đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước.

Lưu ý: Các khu vực trên cách cảng hàng không dân dụng quốc tế không quá 50 km.

Điều kiện công nhận kho hàng không kéo dài (Ảnh minh họa)

Điều kiện về diện tích

Kho hàng đề nghị công nhận phải có diện tích tối thiểu 2.000 m2 (bao gồm nhà kho, bãi và các công trình phụ trợ).

Kho, bãi được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng hệ thống tường rào cứng kiên cố và có khu vực chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu riêng biệt.

Điều kiện về sở hữu

Doanh nghiệp chủ kho hàng không kéo dài là chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê hệ thống kho, bãi lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong khu vực cảng hàng không quốc tế.

Điều kiện về cơ sở vật chất

Kh hàng phải đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như nơi làm việc, nơi kiểm tra hàng hóa, nơi lắp đặt trang thiết bị kiểm tra, giám sát (máy soi, cân điện tử...), kho chứa tang vật vi phạm theo quy định của Bộ Tài chính.

Phần mềm của kho hàng phải đáp ứng các tiêu chí sau:

- Quản lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong kho.

- Đáp ứng yêu cầu sao lưu, kết xuất dữ liệu để phục vụ công tác báo cáo, thống kê, lưu trữ và được nối mạng trực tiếp với cơ quan hải quan quản lý.

Hệ thống ca-mê-ra của kho hàng phải đáp ứng các tiêu chí sau:

- Quan sát được các vị trí trong kho. Hình ảnh quan sát được tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ).

- Dữ liệu về hình ảnh ca-mê-ra được lưu giữ tối thiểu 12 tháng.

- Hệ thống ca-mê-ra được kết nối trực tiếp với cơ quan hải quan quản lý.

Hồ sơ công nhận kho hàng không kéo dài

1. Văn bản đề nghị công nhận theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm Nghị định 68/2016/NĐ-CP: 01 bản chính.

2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao.

3. Sơ đồ thiết kế khu vực kho thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho hàng, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan: 01 bản sao.

4. Tài liệu mô tả chương trình phần mềm quản lý kho hàng không kéo dài: 01 bản chính.

5. Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng kho: 01 bản sao.

6. Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp: 01 bản sao.

7. Quy chế hoạt động: 01 bản chính.

8. Hợp đồng thuê kho, bãi lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong khu vực cảng hàng không quốc tế (đối với trường hợp chủ kho hàng không kéo dài thuê kho, bãi).

Doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ điều kiện công nhận kho hàng không kéo dài nộp hồ sơ trực tiếp/ gửi qua bưu điện hoặc hệ thống tiếp nhận thông tin điện tử của cơ quan hải quan đến Tổng cục Hải quan để được giải quyết trong thời hanj 25 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

>> Kho ngoại quan là gì? Điều kiện công nhận kho ngoại quan

Tuấn Vũ

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Vốn pháp định là gì? Khác gì vốn điều lệ

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có theo quy định để thành lập và hoạt động. Mức vốn pháp định được cơ quan có thẩm quyền quy định đối với từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?