Luật Hợp tác xã 2023: 5 điểm mới nổi bật (Cập nhật)

Luật Hợp tác xã số 17/2023/QH15 (Luật Hợp tác xã 2023) đã được thông qua và đưa vào áp dụng từ ngày 01/7/2024. Dưới đây là một số điểm mới nổi bật của Luật Hợp tác xã 2023 cần nắm rõ.

* Luật Hợp tác xã 2023 gồm 12 Chương và 115 Điều, nhiều hơn 03 Chương và 51 Điều so với Luật Hợp tác xã năm 2012.

1. Bổ sung nhiều khái niệm liên quan đến hợp tác xã

So với Luật Hợp tác xã 2012, Luật mới đã bổ sung thêm nhiều định nghĩa liên quan đến hợp tác xã và các hoạt động hợp tác xã, điển hình như:

- Hợp tác xã: Là tổ chức có tư cách pháp nhân do ít nhất 05 thành viên chính thức tự nguyện thành lập, hợp tác tương trợ trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội của thành viên, góp phần xây dựng cộng đồng xã hội phát triển bền vững.

- Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức có tư cách pháp nhân do ít nhất 03 hợp tác xã là thành viên chính thức tự nguyện thành lập, hợp tác tương trợ trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh…

- Giao dịch nội bộ: Là việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tạo việc làm và hoạt động cho vay nội bộ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cho thành viên chính thức theo thỏa thuận bằng văn bản.

- Giao dịch bên ngoài: Là giao dịch của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không thuộc giao dịch nội bộ.

- Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã: Là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi thông tin về đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã…

diem-moi-noi-bat-luat-hop-tac-xa
Điểm mới nổi bật Luật Hợp tác xã 2023 (Ảnh minh họa)

2. Thêm hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến hợp tác xã

Điều 7 Luật Hợp tác xã 2023 đã bổ sung thêm nhiều hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến hợp tác xã so với trước đây. Theo đó:

- Hành vi bị nghiêm cấm đối với cơ quan quản lý Nhà nước:

  • Hỗ trợ, ưu đãi cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không đúng nguyên tắc, đối tượng, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật;
  • Lợi dụng quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về hỗ trợ, ưu đãi cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  • Gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã… trong đăng ký, hoạt động và thực hiện hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã…

- Hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các thành viên:

  • Sử dụng nguồn lực hỗ trợ không đúng mục đích đã cam kết;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì lợi ích cá nhân hoặc của một nhóm thành viên...
diem-moi-noi-bât-luat-hop-tac-xa-1Thêm hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến hợp tác xã (Ảnh minh họa)

2. Thêm quyền, nghĩa vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Bên cạnh các quyền, nghĩa vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã được ghi nhận trước đây, Điều 8, Điều 9 Luật Hợp tác xã 2023 đã bổ sung thêm một số quyền và nghĩa vụ sau:

- Về quyền của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:

  • Cho vay nội bộ theo quy định;
  • Huy động vốn theo quy định;
  • Theo dõi riêng các khoản doanh thu, chi phí của giao dịch nội bộ và giao dịch bên ngoài;
  • Tham gia tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã…

- Về nghĩa vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:

  • Thực hiện công bố thông tin cho thành viên theo quy định tại Luật Hợp tác xã và công bố thông tin theo quy định của pháp luật có liên quan;
  • Bồi thường thiệt hại do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gây ra cho thành viên theo quy định và Điều lệ;
  • Lập, cập nhật và lưu trữ sổ đăng ký thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn…

Trong đó, Luật Hợp tác xã 2023 cũng bổ sung thêm các quy định mới về Chế độ lưu trữ tài liệu (Điều 12); Công bố thông tin cho thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (Điều 14); Sổ đăng ký thành viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (Điều 15).

3. Bổ sung một Chương về chính sách phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Đây được xem là một trong những điểm mới nổi bật tại Luật Hợp tác xã 2023. Cụ thể, Luật Hợp tác xã 2023 đã bổ sung thêm Chương II Chính sách của nhà nước về phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các chính sách này gồm:

  • Chính sách phát triển nguồn nhân lực, thông tin, tư vấn (Điều 20);
  • Chính sách đất đai (Điều 21);
  • Chính sách thuế, phí và lệ phí (Điều 22);
  • Chính sách tiếp cận vốn, bảo hiểm (Điều 23);
  • Chính sách ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Điều 24);
  • Chính sách tiếp cận và nghiên cứu thị trường (Điều 25);
  • Chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trang thiết bị (Điều 26);
  • Chính sách hỗ trợ tư vấn tài chính và đánh giá rủi ro (Điều 27);
  • Chính sách hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (Điều 28);

Theo đó, Điều 18 Luật Hợp tác xã 2023 nêu rõ, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được xem xét thụ hưởng chính sách trên khi đáp ứng các tiêu chí sau:

- Không trong thời gian thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính do vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm; không trong thười gian chấp hành bản án hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

- Phát triển thành viên hoặc tăng tỷ lệ giá trị giao dịch nội bộ hoặc phát triển quỹ chung không chia, tài sản chung không chia hoặc thực hiện giáo dục, đào tạo cho thành viên, người lao động hoặc mới thành lập tại địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Có báo cáo kiểm toán trong trường hợp có yêu cầu.

diem-moi-noi-bât-luat-hop-tac-xa-2
Thể chế hóa chính sách phát triển hợp tác xã (Ảnh minh họa)

4. Thêm điều kiện nhà đầu tư nước ngoài trở thành thành viên hợp tác xã

Khoản 1 Điều 30 Luật Hợp tác xã 2023 bổ sung điều kiện để cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài trở thành thành viên hợp tác xã. Theo đó, cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài muốn trở thành thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư.

Ngoài ra, cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi tham gia là thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài;

- Điều kiện đảm bảo quốc phòng, an ninh theo quy định.

Trong đó, tổng số thành viên chính thức là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài phải chiếm tỷ lệ dưới 35% tổng số thành viên chính thức của hợp tác xã.

5. Bổ sung quy định cho vay nội bộ trong hợp tác xã

Luật Hợp tác xã 2023 đã bổ sung quy định về hoạt động cho vay nội bộ trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tại Điều 83.

Theo đó, cho vay nội bộ là việc hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cho thành viên chính thức vay trong thời hạn không quá 12 tháng nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và đời sống trên nguyên tắc tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, không vì mục tiêu lợi nhuận.

Đáng chú ý, việc cho vay phải bảo toàn vốn, có hoàn trả và bù đắp đủ các khoản chi phí của hoạt động cho vay nội bộ. Hoạt động cho vay nội bộ không phải là hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng.

Điều 83 Luật này cũng nêu rõ, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cho vay nội bộ khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức theo tổ chức quản trị đầy đủ và số lượng thành viên Ban kiểm soát tối thiểu từ 03 thành viên trở lên;

- Cho vay nội bộ sau khi đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, không sử dụng nguồn vốn huy động trong và ngoài thành viên để cho vay nội bộ;

- Ghi chép, theo dõi và hạch toán riêng hoạt động cho vay nội bộ;

- Cho vay nội bộ phải được Đại hội thành viên thông qua và quy định trong Điều lệ.

Trên đây là điểm mới nổi bật Luật Hợp tác xã 2023, có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ cụ thể.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Để được kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Vậy doanh nghiệp cần sử dụng mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá nào theo quy định hiện hành?