Đề nghị giải thể công ty cổ phần như thế nào?

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ, doanh nghiệp gửi Hồ sơ đề nghị giải thể cho cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định.

Khi nào phải đề nghị giải thể công ty cổ phần?

Sau khi hoàn thành thủ tục công bố giải thể doanh nghiệp cũng như các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính với các cơ quan nhà nước, với cá nhân, tổ chức có liên quan, doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị giải thể lên cơ quan đăng ký kinh doanh nhằm thông báo về việc đã “sẵn sàng giải thể”.

Nếu không nhận được ý kiến từ chối của cơ quan thuế thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể.

Đề nghị giải thể công ty cổ phần như thế nào?

Đề nghị giải thể công ty cổ phần (Ảnh minh họa)

Thành phần hồ sơ bao gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị giải thể bao gồm thông báo giải thể và các tài liệu chứng minh việc đã hoàn thành mọi nghĩa vụ tài chính và thuế với cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức có liên quan, cụ thể như sau (Điều 204 Luật Doanh nghiệp 2014):

1. Thông báo về việc giải thể công ty cổ phần (theo quy định tại khoản 1 Điều 204 Luật Doanh nghiệp 2014);

2. Báo cáo thanh lý tài sản của công ty cổ phần;

3. Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán của công ty cổ phần của doanh nghiệp (gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội);

4. Danh sách người lao động của công ty cổ phần (đã được giải quyết quyền lợi lao động);

5. Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);

6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

7. Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động theo giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp phải nộp kèm theo:

- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đầu tư;

- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký thuế;

- Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp hoạt động theo giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư.

8. Nếu không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp kèm theo văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục đề nghị giải thể theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính hoặc nộp trực tuyến qua mạng điện tử tại cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn);

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Đầu tư vào khu công nghệ cao là một lĩnh vực đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe theo quy định pháp luật. Vậy, nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất đã trở thành giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm. Cùng tham khảo hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại bài viết dưới đây.