Hình thức đầu tư đối tác công tư PPP là gì?

Có nhiều hình thức đầu tư khác nhau và hình thức đầu tư đối tác công tư PPP là một trong số đó. Thuật ngữ PPP được sử dụng khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết PPP là gì?


PPP là gì? PPP là viết tắt của từ gì?

PPP là đầu tư theo phương thức đối tác công tư, là từ viết tắt của Public Private Partnership.

Đây là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP (theo khoản 10 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020).

ppp la giPPP là gì? Là viết tắt của từ gì? (Ảnh minh họa)

Đặc điểm của hình thức đầu tư PPP

Đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP có các đặc điểm sau:

1- Chủ thể tham gia hợp đồng PPP gồm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp tư nhân.

Theo đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân cùng phối hợp với Nhà nước thực hiện các dự án trên cơ sở Hợp đồng dự án.

2- Lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP

Khoản 1 Điều 4 Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Điều 2 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP quy định, lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP bao gồm:

+ Giao thông vận tải gồm các dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực đường bộ; đường sắt; đường thủy nội địa; hàng hải; hàng không.

+ Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định

Cụ thể, lĩnh vực: Năng lượng tái tạo; nhiệt điện than; nhiệt điện khí (bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng - LNG); điện hạt nhân; lưới điện; trừ các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực.

Quy mô đầu tư: Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên; riêng dự án thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo có tổng mức đầu tư từ 500 tỷ đồng trở lên

+ Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải: Quy mô dự án có tổng mức đầu tư từ 200 tỷ đồng trở lên

+ Y tế; giáo dục - đào tạo với các dự án cơ sở khám chữa bệnh; y tế dự phòng; kiểm nghiệm có tổng mức đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên;

+ Hạ tầng công nghệ thông tin

Cụ thể là dự án hạ tầng thông tin số, kinh tế số; hiện đại hóa công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước; ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu, trung tâm dữ liệu; các nền tảng, ứng dụng, dịch vụ quốc gia dùng chung; an toàn, an ninh mạng; hệ thống ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp; hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) cho đô thị thông minh có tổng mức đầu tư từ 200 tỷ đồng trở lên.

3- Mỗi dự án PPP sẽ có một loại hợp đồng tương ứng phù hợp với đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng loại hình như:

+ Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build - Operate - Transfer, hợp đồng BOT);

+ Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (Build - Transfer - Operate, hợp đồng BTO);

+ Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (Build - Own - Operate, hợp đồng BOO);

+ Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (Operate - Manage, hợp đồng O&M);

+ Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (Build - Transfer - Lease, hợp đồng BTL)…

Trên đây là định nghĩa hình thức đầu tư đối tác công tư PPP là gì?, nếu có vướng mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 6192 để được giải đáp.

>> 7 điểm nổi bật của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?

3 ưu tiên cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ

3 ưu tiên cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ

3 ưu tiên cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ

Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đang chiếm tỷ lệ ít, đây cũng là đối tượng cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong quá trình thành lập và hoạt động. Nghị định 80/2021/NĐ-CP đã giải quyết vấn đề này với một số chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ.

So sánh Nghị định 80/2021/NĐ-CP với Nghị định 39/2018 về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

So sánh Nghị định 80/2021/NĐ-CP với Nghị định 39/2018 về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

So sánh Nghị định 80/2021/NĐ-CP với Nghị định 39/2018 về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là bộ phận đông đảo trong hệ thống các tổ chức kinh tế ở Việt Nam. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 80/2021/NĐ-CP để thay thế cho Nghị định 39/2018/NĐ-CP về hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.