Đăng ký nhãn hiệu tập thể: Hồ sơ, thủ tục cần những gì?

Đăng ký nhãn hiệu tập thể là một trong những thủ tục được khá nhiều người quan tâm thời gian gần đây. Bài viết dưới đây sẽ trình bày cụ thể thủ tục, hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện đăng ký nhãn hiệu tập thể.

1. Nhãn hiệu tập thể là gì?

Để tìm hiểu thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể, trước hết cần phải xét định nghĩa nhãn hiệu tập thể là gì. Theo đó, khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ nêu rõ:

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Theo đó, tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp được thành lập hợp pháp được đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên sử dụng nhằm phân biệt với các thành viên không phải tổ chức đó.

Các tổ chức tập thể được thành lập theo các mô hình phổ biến gồm: Hợp tác xã, Liên hiệp các hợp tác xã, tổng công ty, tập đoàn…

Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều nhãn hiệu tập thể nổi tiếng như đặc sản xoài Cao Lãnh, chè Thái Nguyên… nhằm phân biệt với các sản phẩm hàng hoá ở nơi khác.

2. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể

Hồ sơ gồm tối thiểu:

- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu 04-NH ban hành kèm theo Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo.

- Chứng từ nộp phí và lệ phí.

- Quy chế sử dụng.

- Bản thuyết minh tính chất, chất lượng của sản phẩm.

- Bản đồ địa lý (nếu có).

- Văn bản đồng ý của Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép dùng địa danh/dấu hiệu nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu có).

- Giấy uỷ quyền (nếu có).

- Tài liệu khác: Xác nhận quyền đăng ký; thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác; chứng minh quyền ưu tiên…

Trong đó, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể được quy định tại khoản 4 Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ gồm các nội dung chủ yếu:

- Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của chủ sở hữu nhãn hiệu.

- Tiêu chuẩn trở thành thành viên tổ chức tập thể.

- Danh sách tổ chức, cá nhân được dùng nhãn hiệu.

- Điều kiện dùng nhãn hiệu.

- Xử lý nếu vi phạm quy chế.

(Căn cứ Mục 5 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN và các văn bản sửa đổi, bổ sung)

dang ky nhan hieu tap the


3. Thời gian đăng ký nhãn hiệu tập thể là bao lâu?

Việc đăng ký này được thực hiện gồm các bước như thẩm định hình thức, công bố, thẩm định nội dung, cấp văn bằng. Cụ thể:

STT

Công việc

Thời gian thực hiện

1

Thẩm định hình thức

01 tháng kể từ ngày nộp đơn

2

Công bố

02 tháng kể từ ngày có thông báo chấp nhận đơn hợp lệ

3

Thẩm định nội dung

09 tháng từ ngày công bố đơn

4

Cấp văn bằng

02 - 03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí

Mặc dù thời hạn thực hiện thông thường sẽ rơi vào khoảng thời gian này nhưng trên thực tế, nếu nhãn hiệu phức tạp thì có thể sẽ bị kéo dài thời gian hơn so với các mốc đã nêu ở trên.

Ngoài ra, khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu tập thể thì thời hạn được bảo hộ là 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần gia hạn sẽ là 10 năm (theo khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ).

4. Cơ quan có thẩm quyền và hình thức nộp

Để thực hiện thủ tục này, người có yêu cầu có thể nộp hồ sơ theo hai hình thức:

- Nộp hồ sơ giấy tại các địa chỉ sau đây:

  • Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hà Nội: Số 384 - 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.

- Nộp đơn trực tuyến: Thông qua chứng thư số và chữ ký số tại Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. Trong 01 tháng, người nộp đơn phải đến trực tiếp để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo cũng như nộp phí, lệ phí tương ứng.

- Nộp đơn qua bưu điện: Nộp theo địa chỉ của một trong các địa chỉ nêu trên và chi phí thông qua giấy chuyển tiền gửi kèm đơn đến điểm tiếp nhận đơn tương ứng đã nộp ở trên.

Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu ở đâu? Nộp online được không?

5. Lệ phí đăng ký nhãn hiệu tập thể

Căn cứ thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể nêu trên, lệ phí đăng ký nhãn hiệu tập thể gồm các khoản sau đây:

- Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng.

- Phí công bố đơn: 120.000 đồng.

- Phí tra cứu: 180.000 đồng/nhóm sản phẩm, dịch vụ; từ nhóm thứ 07 trở đi: 30.000 đồng/sản phẩm, dịch vụ.

- Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng/nhóm sản phẩm, dịch vụ; từ nhóm thứ 07 trở đi: 120.000 đồng/sản phầm, dịch vụ.

- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 120.000 đồng/sản phẩm, dịch vụ đầu tiên; từ nhóm thứ hai trở đi là 100.000 đồng/sản phẩm.

Hiện nay, LuatVietnam đang triển khai dịch vụ Pháp lý doanh nghiệp có hỗ trợ tư vấn, thực hiện thủ tục chi tiết về đăng ký nhãn hiệu nói chung và đăng ký nhãn hiệu tập thể nói riêng.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về vấn đề này, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại 0938.36.1919 để được LuatVietnam hỗ trợ miễn phí.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Đầu tư vào khu công nghệ cao là một lĩnh vực đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe theo quy định pháp luật. Vậy, nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất đã trở thành giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm. Cùng tham khảo hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại bài viết dưới đây.

Đăng ký nhãn hiệu là gì? Tại sao doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu?

Đăng ký nhãn hiệu là gì? Tại sao doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu?

Đăng ký nhãn hiệu là gì? Tại sao doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân khác nhau. Do đó, để tránh bị các tổ chức, cá nhân khác sao chép, bắt chước nhãn hiệu, doanh nghiệp cần thiết phải đăng ký nhãn hiệu. Vậy đăng ký nhãn hiệu là gì?