Đăng ký nhãn hiệu: Cần những gì? Chi phí hết bao nhiêu?

Ngày nay, khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu đăng ký nhãn hiệu càng trở lên cấp thiết. Bài viết dưới đây LuatVietnam xin gửi đến quý độc giả các thông tin liên quan đến đăng ký nhãn hiệu.

1. Nhãn hiệu là gì? Gồm những loại nào?

Để tìm hiểu về đăng ký nhãn hiệu, trước hết cần phải biết nhãn hiệu là gì. Những định nghĩa liên quan đến nhãn hiệu được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 như sau:

16. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Như vậy, từ định nghĩa này có thể hiểu, nhãn hiệu là một dấu hiệu đặc trưng để phân biệt các loại dịch vụ, hàng hoá khác nhau của các tổ chức hoặc cá nhân.

Đồng thời, cũng tại quy định này có liệt kê một số loại nhãn hiệu bao gồm: Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng.

17. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

18. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

19. Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

20. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Với từng loại nhãn hiệu, Luật Sở hữu trí tuệ lại định nghĩa và quy định các đặc điểm, dấu hiệu nhận biết khác nhau như sau:

Nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu chứng nhận

Nhãn hiệu liên kết

Nhãn hiệu nổi tiếng

- Dùng để phân biệt dịch vụ, hàng hoá của các thành viên phải hoặc không phải thuộc về một tổ chức nào đó.

- Ví dụ: Vải thiều Lục Ngạn…

Chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép người/tổ chức khác dùng nhãn hiệu trên hàng hoá, dịch vụ của họ để chứng nhận các nội dung sau đây:

- Đặc điểm về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu sản xuất hàng hoá

- Cách thức sản xuất hàng hoá, dịch vụ

- Cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ an toàn… của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu

- Là một nhóm các nhãn hiệu

- Có cùng chủ thể đăng ký, trùng/tương tự dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự hoặc có liên quan đến nhau

Ví dụ: Các nhãn hiệu liên quan đến tập đoàn Vingroup: Vinhomes, Vinmec…

- Được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam

- Ví dụ: Honda, Toyota…

Xem thêm: Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

2. Đăng ký nhãn hiệu là gì? Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu?

Sau khi tìm hiểu về nhãn hiệu các độc giả cần biết về đăng ký nhãn hiệu. Hiện pháp luật không có yêu cầu bắt buộc phải thực hiện đăng ký nhãn hiệu cũng như không có định nghĩa cụ thể về đăng ký nhãn hiệu.

Tuy nhiên, nếu muốn để nhãn hiệu của mình được bảo hộ thì các tổ chức, cá nhân cần thực hiện thủ tục này tại cơ quan có thẩm quyền. Do đó, có thể hiểu, đăng ký nhãn hiệu là thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để bảo hộ quyền sở hữu của mình với nhãn hiệu mà mình sở hữu.

Sau khi cá nhân, tổ chức đăng ký thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp văn bằng bảo hộ và khi sử dụng nhãn hiệu, cá nhân, tổ chức đã được cấp văn bằng bảo hộ được bảo vệ quyền, lợi ích liên quan đến nhãn hiệu đó.

Bởi hiện nay, có không ít nhãn hiệu đã bị sao chép gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và tổn hại đến thương hiệu của các nhãn hiệu “gốc” đó. Do đó, mặc dù không bắt buộc nhưng cá nhân, tổ chức khi sở hữu nhãn hiệu thì nên thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ bởi các nguyên nhân sau đây:

- Được công nhận quyền sở hữu với nhãn hiệu của mình: Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ thì cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu có toàn quyền sở hữu, định đoạt với nhãn hiệu đó. Đồng thời, không có cá nhân, tổ chức nào khác có quyền dùng mà không được sự cho phép của chủ sở hữu.

- Tránh được các hành vi xâm phạm: Song song với việc được toàn quyền với nhãn hiệu mình sở hữu, chủ sở hữu nhãn hiệu cũng có thể áp dụng các biện pháp để xử lý các hành vi vi phạm đến quyền sở hữu nhãn hiệu của mình khi có các hành vi xâm phạm theo khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ:

  • Dùng dấu hiệu trùng hoặc hàng hoá, dịch vụ được đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.
  • Dùng dấu hiệu trùng/tương tự hoặc hàng hoá, dịch vụ được đăng ký kèm theo nhãn hiệu với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự và việc này khiến gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.
  • Dùng dấu hiệu trùng/tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu dịch nghĩa, phiên âm từ các nhãn hiệu nổi tiếng và việc này khiến gây nhầm lẫn về nguồn gốc hoặc sai lệch về ấn tượng quan hệ giữa người sử dụng với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng đó.

- Khai thác, sử dụng lợi ích thương mại từ nhãn hiệu đó: Sau khi được bảo hộ, chủ sở hữu nhãn hộ có thể chuyển quyền sử dụng, sử dụng nhãn hiệu đó để kinh doanh…

Xem thêm: Tại sao doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu?

3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu chi tiết

Một trong những vấn đề đáng chú ý của đăng ký nhãn hiệu là thủ tục thực hiện công việc này. Cụ thể như sau:

3.1 Điều kiện đăng ký nhãn hiệu

Điều kiện đăng ký nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng có một số đặc điểm khác nhau, cụ thể:

Tiêu chí

Nhãn hiệu thông thường

Nhãn hiệu nổi tiếng

Căn cứ

Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bởi Luật sửa đổi 2022

Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ

Đặc điểm

- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng: Chữ cái, hình vẽ, hình ảnh, từ ngữ, hình ba chiều hoặc tổng hợp các yếu tố đó

- Thể hiện bằng một/nhiều màu sắc/âm thanh dưới dạng đồ hoạ

- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ

- Số người tiêu dùng liên quan biết đến nhãn hiệu thông qua mua bán, dùng hàng hoá, dịch vụ hoặc quảng cáo.

- Phạm vi dược lưu hành.

- Doanh số từ việc bán hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ được cung cấp.

- Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu đó.

- Uy tín của nhãn hiệu đó.

- Số lượng quốc gia bảo hộ, công nhận nhãn hiệu đó là nổi tiếng.

- Giá chuyển nhượng, chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu đó.

3.2 Ai được đăng ký nhãn hiệu?

Không chỉ nhãn hiệu phải đáp ứng điều kiện để được bảo hộ mà còn phải đáp ứng đúng chủ thể được đăng ký nhãn hiệu. Cụ thể, Điều 87 sửa đổi bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2009 nêu rõ, cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký nhãn hiệu nếu đáp ứng điều kiện:

- Nhãn hiệu của hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

- Người hoạt động thương mại hợp pháp đưa sản phầm do người khác sản xuất ra thị trường nếu người sản xuất không dùng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký này.

- Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp đăng ký nhãn hiệu tập thể.

- Đăng ký đồng chủ sở hữu: Việc dùng nhãn hiệu nhân danh tất cả các đồng sở hữu hoặc sử dụng, việc sử dụng không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc, được thừa kế, kế thừa…

Xem chi tiết: Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu? Hồ sơ đăng ký gồm những gì?

3.3 Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Theo Quyết định số 3675 của Bộ Khoa học và Công nghệ, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm:

- Tờ khai đăng ký (hai bản).

- Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đó (năm mẫu có kích thước 80x80mm).

- Giấy uỷ quyền hoặc tài liệu chứng minh quyền đăng ký hoặc quyền ưu tiên (nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên).

- Chứng từ nộp thuế, phí, lệ phí (bản sao).

3.4 Nơi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Hiện cá nhân, tổ chức muốn đăng ký nhãn hiệu thì có thể nộp hồ sơ thông qua hai cách:

- Nộp trực tiếp tại địa chỉ sau đây:

- Nộp online thông qua trang web: http://dvctt.noip.gov.vn:8888/HomePage.do

Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu ở đâu? Nộp online được không?

3.5 Thời gian làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Quy định hiện hành tại Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ nêu thời gian đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam kéo dài khoảng 12 tháng gồm các thủ tục: Thẩm định hình thức đơn đăng ký, công bố đơn, thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu, thẩm định lại đơn đăng ký nhãn hiệu:

Tuy nhiên, trên thực tế có thể thấy, thủ tục này không thực hiện theo đúng quy định nêu trên bởi nhiều sự kiện bất khả kháng hoặc sự thật khách quan khác, thâm chí có thể kéo dài đến cả 03 năm.

3.6 Chi phí đăng ký nhãn hiệu

Căn cứ vào việc đăng ký nhãn hiệu cho một nhóm sản phẩm, dịch vụ gồm 06 sản phẩm trở xuống hay từ 07 sản phẩm trở lên, số phí cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nó bao gồm các chi phí sau đây:

Xem thêm: Lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam là bao nhiêu?

Lưu ý: Ngoài mức phí nộp cho cơ quan Nhà nước, nếu sử dụng dịch vụ của các Văn phòng/Công ty luật hoặc độc giả có thể sử dụng ngay dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của LuatVietnam thì còn phải nộp thêm phí dịch vụ theo quy định của từng doanh nghiệp.

4. Đăng ký nhãn hiệu online được không?

Như phân tích ở trên, đăng ký nhãn hiệu có thể nộp trực tiếp hoặc nộp online. Khi nộp online, cá nhân, tổ chức sẽ thực hiện nộp qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến Cục Sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết thủ tục đăng ký nhãn hiệu online

5. Đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam thế nào?

Liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu có yếu tố nước ngoài có hai quy định: Đăng ký nhãn hiệu nước ngoài để được bảo hộ tại Việt Nam và đăng ký nhãn hiệu của sản phẩm, dịch vụ trong nước để được bảo hộ ở nước ngoài. Với mỗi hình thức sẽ có thủ tục đăng ký khác nhau.

5.1 Đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

Hình thức đăng ký này áp dụng với cá nhân nước ngoài thường trú/không thường trú tại Việt Nam hoặc có/không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Trong đó, các đối tượng có thể nộp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

Về cơ bản, thủ tục này sẽ tương tự như đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong nước tại Việt Nam như sau:

- Hồ sơ: Hai tờ khai, năm mẫu nhãn hiệu giống nhau, Giấy uỷ quyền, tài liệu chứng minh quyền đăng ký, quyền ưu tiên, chứng từ nộp phí, lệ phí.

- Địa chỉ nộp đơn: Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ hoặc các Văn phòng tại các tỉnh, thành khác.

Xem chi tiết thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

5.2 Đăng ký nhãn hiệu Việt Nam ở nước ngoài

Ngoài việc đăng ký nhãn hiệu nước ngoài ở Việt Nam thì nhãn hiệu của Việt Nam cũng phải làm thủ tục đăng ký để được bảo hộ ở nước ngoài. Theo đó, nhãn hiệu Việt Nam muốn được bảo hộ ở nước ngoài thì có thể nộp đơn trực tiếp tại quốc gia muốn được bảo hộ hoặc theo hệ thống Madrid tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Để đăng ký theo hệ thống Madrid tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, người có nhu cầu cần thực hiện theo thủ tục sau đây:

- Hồ sơ: Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận; giấy tờ tuỳ thân (hộ chiếu - cá nhân hoặc đăng ký kinh doanh - nếu là tổ chức); mẫu nhãn hiệu; danh mục hàng hoá, dịch vụ; giấy uỷ quyền; tài liệu chứng minh quyền đăng ký, quyền ưu tiên…

- Nơi nộp hồ sơ: Phòng quốc tế của WiPO thông qua Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Xem chi tiết thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế

6. Những vi phạm thường gặp về đăng ký nhãn hiệu

Xâm phạm quyền với nhãn hiệu sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP với các hành vi phổ biến sau đây:

STT

Hành vi

Mức phạt

1

Giá trị hàng hoá dịch vụ vi phạm đến 03 triệu đồng:

- Buôn bán, chào hàng, vận chuyển, tàng trữ, trưng bày để bán hàng hoá, dịch vụ xâm phạm quyền nhãn hiệu

- Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi trên

- Phạt cảnh cáo hoặc

- Phạt tiền từ 500.000 - 02 triệu đồng

2

Vi phạm nêu trên với hàng hoá dịch vụ vi phạm từ 03 - 05 triệu đồng

02 - 04 triệu đồng

3

Vi phạm nêu trên với hàng hoá dịch vụ vi phạm từ 05 - 10 triệu đồng

04 - 08 triệu đồng

4

Vi phạm nêu trên với hàng hoá dịch vụ vi phạm từ 10 - 20 triệu đồng

08 - 15 triệu đồng

5

Vi phạm nêu trên với hàng hoá dịch vụ vi phạm từ 20 - 40 triệu đồng

15 - 25 triệu đồng

6

Vi phạm nêu trên với hàng hoá dịch vụ vi phạm từ 40 - 70 triệu đồng

25 - 40 triệu đồng

7

Vi phạm nêu trên với hàng hoá dịch vụ vi phạm từ 70 - 100 triệu đồng

40 - 60 triệu đồng

8

Vi phạm nêu trên với hàng hoá dịch vụ vi phạm từ 100 - 200 triệu đồng

60 - 80 triệu đồng

9

Vi phạm nêu trên với hàng hoá dịch vụ vi phạm từ 200 - 300 triệu đồng

80 - 110 triệu đồng

10

Vi phạm nêu trên với hàng hoá dịch vụ vi phạm từ 300 - 400 triệu đồng

110 - 150 triệu đồng

11

Vi phạm nêu trên với hàng hoá dịch vụ vi phạm từ 400 - 500 triệu đồng

150 - 200 triệu đồng

12

Vi phạm nêu trên với hàng hoá dịch vụ vi phạm trên 500 triệu đồng

200 - 250 triệu đồng

7. Giới thiệu dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại LuatVietnam

Hiện nay, LuatVietnam đang phát triển dịch vụ Pháp lý doanh nghiệp hỗ trợ các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, một trong số đó là đăng ký nhãn hiệu.

Với đội ngũ chuyên gia pháp lý và hệ thống luật sư đối tác, LuatVietnam hỗ trợ khách hàng làm thủ tục liên quan đến sở hữu trí tuệ, cụ thể:

- Tra cứu sơ bộ đơn đăng ký nhãn hiệu.

- Thay đổi đơn đăng ký, văn bằng bảo hộ; tách đơn đăng ký.

- Gia hạn văn bằng bảo hộ, cấp lại văn bằng bảo hộ, sửa đổi văn bằng bảo hộ.

- Đăng ký nhãn hiệu nước ngoài…

Trên đây là toàn bộ các quy định liên quan đến đăng ký nhãn hiệu. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 0938.36.1919 để được hỗ trợ, giải đáp.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập khu công nghệ cao [mới nhất]

Việc thành lập khu công nghệ cao không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghệ, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.