Đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu? Nộp như thế nào?

Hộ kinh doanh cá thể là một loại hình kinh tế được ưa chuộng đối với những cá nhân kinh doanh nhỏ, lẻ. Tuy nhiên, nhiều người tự làm thủ tục này không biết đăng ký ở đâu và hình thức nộp như thế nào?


Cơ quan tiếp nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

Căn cứ Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cơ quan đăng ký kinh doanh được quy định như sau:

“1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:

a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).

Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh;

b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện)”

Như vậy, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện là Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện. Tuy nhiên, hiện nay với cơ chế “một cửa”, thủ tục đăng ký kinh doanh không phải nộp trực tiếp lên Phòng Tài - Kế hoạch mà nộp qua Bộ phận hành chính công (Bộ phận một cửa) của UBND cấp huyện.

Hồ sơ sẽ được chuyển từ Bộ phận hành chính công đến cơ quan chuyên môn là Phòng Tài chính - Kế hoạch để giải quyết.

Xem chi tiết:  Hướng dẫn thành lập hộ kinh doanh qua mạng

dang ky ho kinh doanh ca the o dauĐăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu (Ảnh minh hoạ)

Hình thức nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Việc nộp đăng ký hộ kinh doanh cá thể được nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện đến Bộ phận hành chính công UBND cấp huyện. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các địa phương trên cả nước yêu cầu hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh phải được nộp qua Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến của tỉnh/thành phố đó.

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trong đó không có quy định nào nêu rõ thủ tục này phải được đăng ký trực tuyến qua mạng.

Tuy nhiên hiện nay, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh tại các tỉnh, thành lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh bắt buộc phải đăng ký trực tuyến.

Theo đó, đăng ký hộ kinh doanh qua mạng sẽ được thực hiện tại Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh/thành phố nơi hộ kinh doanh đặt cơ sở chính, ví dụ:

Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến Hà Nội

Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến Thành phố Hồ Chí Minh

Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến Đà Nẵng


Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Căn cứ khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

STT

Tên tài liệu

1

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

2

Giấy tờ pháp lý (CCCD/CMND/Hộ chiếu) của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh

3

Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh

4

Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh

5

Văn bản uỷ quyền kèm giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người nhận uỷ quyền thự hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Như vậy, hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ được nộp tại Bộ phận một cửa UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Người đăng ký thành lập hộ kinh doanh phải nộp hồ sơ qua đường bưu điện đối với những tỉnh/thành phố có Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến.

Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được giải đáp thắc mắc.

>>  7 quy định mới từ năm 2021 liên quan đến mọi hộ kinh doanh

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ai được phép triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường?

Ai được phép triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường?

Ai được phép triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường?

Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông là “đặc sản” của công ty cổ phần. Ngoài những cuộc họp được tổ chức thường niên, còn có những cuộc họp được tổ chức bất thường do một số đối tượng có thẩm quyền trong công ty triệu tập

Quản tài viên là ai?

Quản tài viên là ai?

Quản tài viên là ai?

Điều quan trọng khi làm thủ tục phá sản là khối tài sản của doanh nghiệp được dùng để phân chia cho các nghĩa vụ. Trong đó quản tài viên là người đóng vai trò chính trong việc quản lý và thanh lý các tài sản này.