Giải pháp hữu ích là gì? Thủ tục đăng ký giải pháp hữu ích

Một sản phẩm hay một quy trình có tính ứng dụng trong cuộc sống sẽ được cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Vậy giải pháp hữu ích có gì khác với sáng chế. Đăng ký giải pháp hữu ích thực hiện như thế nào?


Giải pháp hữu ích là gì?

Theo khoản 2 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Có tính mới;

- Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Giải pháp hữu ích là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp và có đặc điểm gần giống với sáng chế. Vì vậy vần phải phân biệt hai đối tượng này theo những tiêu chí dưới đây:

Tiêu chí

Sáng chế

Giải pháp hữu ích

Khái niệm

là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Điều kiện bảo hộ

- Có tính mới;

- Có tính sáng tạo;

- Có khả năng áp dụng công nghiệp.

- Có tính mới;

- Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Thời gian bảo hộ

20 năm tính từ ngày nộp đơn và không được gia hạn thêm thời gian bảo hộ bằng độc quyền sáng chế.

10 năm kể từ ngày nộp đơn.

Đối tượng bảo hộ

Các sản phẩm hoặc quy trình

Thường chỉ được bảo hộ đối với sản phẩm

Hình thức bảo hộ

Bằng độc quyền sáng chế

Bằng độc quyền giải pháp hữu ích

Xem chi tiết: Phân biệt như thế nào giữa phát minh và sáng chế?


Thủ tục đăng ký giải pháp hữu ích

Giải pháp hữu ích và sáng chế là hai đối tượng sở hữu công nghiệp gần như tương tự nhau, chỉ có điểm khác duy nhất là đối tượng được cấp bằng độc quyền sáng chế sẽ được đánh giá là có tính sáng tạo so với đối tượng được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Vì vậy, hồ sơ đăng ký giải pháp hữu ích là tương tự như hồ sơ đăng ký sáng chế. Nếu đối tượng chỉ có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp thì sẽ được cấp bằng giải pháp hữu ích; Nếu ngoài tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp, đối tượng có thêm tính sáng tạo thì sẽ được cấp bằng sáng chế.

Tính sáng tạo được đánh giá theo Mục 25.6 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN

Lưu ý: Bằng độc quyền sáng chế luôn có giá trị hơn bằng quyền giải pháp hữu ích

dang ky giai phap huu ichThủ tục đăng ký giải pháp hữu ích (Ảnh minh hoạ)

1. Thành phần hồ sơ

* Các tài liệu bắt buộc

- 02 Tờ khai đăng ký sáng chế, đánh máy theo mẫu số 02/SC Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;

- 02 Bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích; Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích phải đáp ứng quy định tại điểm 23.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN. Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích gồm có Phần mô tả, Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ (nếu có).

- 02 Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích. Tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích không được vượt quá 150 từ và phải được tách thành trang riêng. Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích không bắt buộc phải nộp tại thời điểm nộp đơn và người nộp đơn có thể bổ sung sau;

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

* Các tài liệu khác (nếu có)

- Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

- Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);

- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

2. Nơi nộp hồ sơ

Nơi nộp

Địa chỉ

Cục Sở hữu trí tuệ

384-386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng

Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

3. Thời hạn giải quyết

- Công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp: Muộn nhất là 19 tháng;

- Thẩm định hình thức: 01 tháng;

- Thẩm định nội dung: 18 tháng.

4. Lệ phí đăng ký

Danh mục phí, lệ phí

Mức thu (nghìn/đồng)

Lệ phí nộp đơn

120

Lệ phí cấp văn bằng

150

Phí thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp. Phí thẩm định hình thức bằng 20% mức thu, phí thẩm định nội dung bằng 80% mức thu

900

Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định

600

Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp

120

Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp

120

Phí kiểm tra sơ bộ về mặt hình thức đơn sáng chế quốc tế để nộp cho văn phòng quốc tế và cơ quan tra cứu quốc tế

300

Như vậy, bằng độc quyền giải pháp hữu ích được cấp cho những sản phẩm, quy trình có tính mới và tính ứng dụng. Tuy nhiên, bằng độc quyền giải pháp hữu ích có giá trị kém hơn so với bằng độc quyền sáng chế.

Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giải vui lòng gọi đến tổng đài 1900.6192 để được giải đáp nhanh nhất.

>> 3 điều kiện bảo hộ sáng chế cần biết để được cấp văn bằng

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Thông tư 01/2021: Thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp có gì mới?

Thông tư 01/2021: Thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp có gì mới?

Thông tư 01/2021: Thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp có gì mới?

Thông báo tài khoản ngân hàng là một trong những công việc mà doanh nghiệp sẽ tiến hành sau khi thành lập. Tài khoản ngân hàng là căn cứ để nhà nước quản lý doanh nghiệp về thuế, vậy mở tài khoản ngân hàng có cần phải thông báo không?