Công văn 457/KHXX của Toà án nhân dân tối cao về việc áp dụng một số quy định của Luật phá sản doanh nghiệp

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 457/KHXX

Công văn 457/KHXX của Toà án nhân dân tối cao về việc áp dụng một số quy định của Luật phá sản doanh nghiệp
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân tối caoSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:457/KHXXNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:
Ngày ban hành:21/07/1994Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp, Tư pháp-Hộ tịch

tải Công văn 457/KHXX

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 457/KHXX DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CôNG VăN

 

CủA TòA áN NHâN DâN TốI CAO Số 457/KHXX NGàY 21-7-1994
Về VIệC áP DụNG MộT Số QUY địNH CủA LUậT PHá SảN
DOANH NGHIệP

 

Luật phá sản doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 30-12-1993 và có hiệu lực kể từ ngày 1-7-1994. Để thi hành đúng và thống nhất các qui định của Luật này, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương một số điểm như sau:

 

I - Về đối tượng áp dụng của luật phá sản doanh nghiệp

 

1. Theo quy định tại đoạn 1 Điều 1 của Luật phá sản doanh nghiệp thì Luật này áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam khi lâm vào tình trạng phá sản.

Tuy nhiên đoạn 2 của Điều 1 này giao cho Chính phủ quy định cụ thể việc thi hành Luật này đối với các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và dịch vụ công cộng quan trọng; do đó, khi có đơn yêu cầu phải giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp đối với một doanh nghiệp cụ thể nào đó, Toà án phải xem xét doanh nghiệp đó có thuộc loại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và dịch vụ công cộng quan trọng theo quy định của Chính phủ hay không? Nếu thuộc loại doanh nghiệp đó thì khi giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, ngoài việc phải thi hành đúng các quy định của Luật phá sản doanh nghiệp, Toà án cần phải thực hiện đúng các quy định cụ thể của Chính phủ về việc thi hành Luật phá sản doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và dịch vụ công cộng quan trọng.

2. Khi xem xét đơn yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp, các Toà án cần phải nắm chắc quy định về doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản quy định tại Điều 2 của Luật phá sản doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp có đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh;

b) Sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.

 

II - Về những người có quyền nộp đơn yêu cầu
giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp

 

Theo quy định tại các điều 7, 8, 9 Luật phá sản doanh nghiệp thì những người sau đây có quyền nộp đơn đến Toà án nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp:

1. Chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần (Điều 7). Trong trường hợp này đơn yêu cầu phải ghi rõ : a) họ, tên, địa chỉ của người làm đơn; b) tên và trụ sở chính của doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản. Kèm theo đơn yêu cầu phải có bản sao giấy đòi nợ, các giấy tờ, tài liệu chứng minh doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Đồng thời người nộp đơn phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật.

2. Đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động, nơi chưa có tổ chức công đoàn (Điều 8). Tuy nhiên đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn chỉ có quyền nộp đơn khi doanh nghiệp không trả được lương cho người lao động ba tháng liên tiếp. Đối với trường hợp này người nộp đơn không phải nộp các giấy tờ, tài liệu gì khác kèm theo đơn và cũng không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.

3. Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp (Điều 9). Việc nộp đơn yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp đối với những người này không chỉ là quyền mà là nghĩa vụ. Những người này phải nộp đơn khi doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính để thanh toán các khoản nợ đến hạn, kể cả hoãn nợ mà doanh nghiệp vẫn không thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Đơn phải ghi rõ: tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; họ và tên của chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp; các biện pháp mà doanh nghiệp đã thực hiện nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Kèm theo đơn yêu cầu phải có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Luật phá sản doanh nghiệp. Đồng thời người nộp đơn phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật.

 

III - Về vấn đề thụ lý và thủ tục giải quyết đơn
yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp

 

1. Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp, các giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu và chứng từ về việc người nộp tiền đã tạm ứng lệ phí, Toà án phải vào sổ thụ lý đơn và cấp cho người nộp đơn giấy báo đã nhận đơn, trong đó cần nói rõ đã nhận được các loại giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn.

2. Theo tinh thần quy định tại Điều 12 Luật phá sản doanh nghiệp thì: Trong trường hợp người nộp đơn là chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần, đai diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn thì trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp mắc nợ biết, có bản sao đơn và các tài liệu liên quan kèm theo. Nếu người nộp đơn là chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp thì Toà án chỉ thụ lý đơn mà không phải gửi bản sao đơn và các tài liệu liên quan kèm theo cho bất cứ người nào.

3. Theo quy định tại Điều 13 và Điều 15 Luật phá sản doanh nghiệp, sau khi xem xét đơn và các giấy tờ, tài liệu có liên quan, Chánh toà Toà kinh tế ra quyết định không mở (nếu xét thấy có đủ căn cứ) hoặc quyết định mở (nếu xét thấy có đủ căn cứ) thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Trong quyết định phải nêu rõ lý do không mở hoặc mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Nếu là quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp thì còn phải ấn định thời điểm ngừng thanh toán nợ của doanh nghiệp; họ, tên của Thẩm phán phụ trách giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và các nhân viên Tổ quản lý tài sản được chỉ định.

Lý do của việc ra quyết định không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp là mặc dù doanh nghiệp tuy có gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh nhưng sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết thì doanh nghiệp chưa mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.

Lý do của việc ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, nhưng sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.

Tổ quản lý tài sản phải có đầy đủ các thành viên quy định tại đoạn 3 Điều 15 Luật phá sản doanh nghiệp và phải tổ chức, hoạt động theo đúng các quy định của Chính phủ về "quy chế tổ chức và hoạt động của tổ quản lý tài sản".

4. Để việc ra quyết định không mở hoặc quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp được đúng, ngoài việc phải xem xét đơn và các giấy tờ, tài liệu kèm theo một cách kỹ càng, thận trọng, trong trường hợp xét thấy cần thiết, Chánh toà Toà kinh tế có thể triệu tập chủ nợ, đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp đến Toà án để trình bày về những vấn đề cần thiết hoặc yêu cầu họ cung cấp, bổ sung các giấy tờ, tài liệu cần thiết khác.

5. Theo quy định tại đoạn 1 Điều 15 Luật phá sản doanh nghiệp thì trong quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp Toà án phải ấn định thời điểm ngừng thanh toán nợ của doanh nghiệp, đồng thời theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật phá sản doanh nghiệp thì kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp mắc nợ tiến hành một số việc cụ thể, trong đó có nghiêm cấm thanh toán có bảo đảm từ tài sản của doanh nghiệp mà không có sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán; Thanh toán bất kỳ khoản nợ không có bảo đảm cho bất kỳ chủ nợ nào; Do đó, trong quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp Toà án cần ấn định rõ thời điểm ngừng thanh toán nợ của doanh nghiệp là kể từ ngày doanh nghiệp nhận được quyết định.

6. Trong quá tình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, nếu phát hiện có dấu hiệu phạm tội như tham ô, lừa đảo, sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa..., thì Thẩm phán cần thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết và cung cấp tài liệu cho Viện kiểm sát xem xét để khởi tố về hình sự.

 

IV - Về vấn đề chỉ định thẩm phán giải quyết
yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

 

1. Đoạn 2 Điều 15 Luật phá sản doanh nghiệp quy định: "tuỳ tính chất của từng việc cụ thể, Chánh Toà kinh tế cấp tỉnh chỉ định một Thẩm phán hoặc một tập thể gồm ba Thẩm phán... để giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp". Do đó, khi có yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp Chánh Toà kinh tế nếu xét thấy đủ căn cứ để ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, thì phải xem xét, tuỳ tính chất của từng việc cụ thể, chỉ định một Thẩm phán hoặc một tập thể gồm ba Thẩm phán để giải quyết.

Cần chỉ định một tập thể gồm ba Thẩm phán để giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, khi xét thấy số lượng chủ nợ lớn, có nhiều khoản nợ khác nhau với số tiền rất lớn, doanh nghiệp có nhiều chi nhánh ở nhiều nơi, các yếu tố liên quan khác cho thấy độ phức tạp của việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

2. Đối với trường hợp lúc đầu ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, Chánh Toà án kinh tế chỉ định một Thẩm phán để giải quyết, nhưng quá trình tiến hành giải quyết việc phá sản doanh nghiệp, nếu xét thấy phức tạp, khó khăn, thì Chánh toà Toà kinh tế theo đề nghị của Thẩm phán được chỉ định hoặc tự mình ra quyết định chỉ định bổ sung Thẩm phán để có một tập thể gồm ba Thẩm phán tiếp tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp Chánh toà Toà kinh tế chỉ định một tập thể gồm ba Thẩm phán để giải quyết, nhưng quá trình tiến hành giải quyết việc phá sản doanh nghiệp cho thấy không cần thiết phải do một tập thể gồm ba Thẩm phán giải quyết, thì Chánh toà Toà kinh tế theo đề nghị của tập thể Thẩm phán được chỉ định hoặc tự mình ra quyết định rút bớt Thẩm phán và giao việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp cho một Thẩm phán phụ trách, giải quyết tiếp.

Cần lưu ý là các quyết định bổ sung trên đây cũng phải được gửi cho Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các bên đương sự.

 

V - Về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

 

Theo điểm c khoản 1 Điều 16 Luật phá sản doanh nghiệp thì Thẩm phán phụ trách việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp "ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp mắc nợ" và theo khoản 2 Điều 17 Luật phá sản doanh nghiệp "Trong trường hợp cần thiết, tổ quản lý tài sản có quyền đề nghị Thẩm phán quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản còn lại của doanh nghiệp". Luật phá sản doanh nghiệp không quy định các biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm các biện pháp nào. Tuy nhiên theo tinh thần quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật phá sản doanh nghiệp và tham khảo quy định tại chương VIII Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế thì các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp có thể bao gồm các biện pháp sau đây:

a) Cho bán hàng hoá sản phẩm của doanh nghiệp trong trường hợp hàng hoá dễ bị hỏng, hàng hoá có thời hạn sử dụng và hàng hoá thuộc loại nếu không bán đúng thời điểm sẽ khó có khả năng tiêu thụ.

b) Kê biên tài sản của doanh nghiệp để tránh việc cất giấu, cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán;

c) Phong toả tài khoản của doanh nghiệp.

d) Cấm hoặc buộc đương sự, tổ chức, cá nhân khác thực hiện một số hành vi nhất định.

 

 

 

VI - Về vấn đề giám sát, kiểm tra và lập danh sách chủ nợ.

 

1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật phá sản doanh nghiệp, thì trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn được tiến hành bình thường nhưng phải chịu sự giám sát, kiểm tra của Thẩm phán và tổ chức quản lý tài sản.

Do đó, trong thời hạn kể từ ngày doanh nghiệp nhận được quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp cho tới ngày Toà án ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp hoặc tới ngày Toà án ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, Thẩm phán và tổ quản lý tài sản có trách nhiệm giám sát, kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể là:

- Giám sát, kiểm tra doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều 18 và Điều 23 Luật phá sản doanh nghiệp.

- Giám sát, kiểm tra doanh nghiệp trong việc tiêu thụ hàng hoá, vật tư, bảo đảm việc thu tiền bán hàng hoá, vật tư đó phải được nhập vào tài khoản của doanh nghiệp.

- Giám sát, kiểm tra doanh nghiệp trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh doanh, bảo đảm việc ký kết và thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp tuân theo đúng quy định của pháp luật, tránh việc doanh nghiệp lợi dụng việc ký kết và thực hiện hợp đồng để thanh toán nợ hoặc tẩu tán tài sản.

2. Việc giám sát, kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải chặt chẽ, nhưng không được làm cản trở hoặc gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 Luật phá sản doanh nghiệp thì trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đầu tiên đăng báo địa phương và báo hàng ngày của Trung ương về quyết định của Toà án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, các chủ nợ phải gửi đến Toà án giấy đòi nợ doanh nghiệp. Và kể từ ngày hết thời hạn 60 ngày này, trong thời hạn 15 ngày, Tổ quản lý tài sản phải lập xong danh sách các chủ nợ và số nợ. Danh sách chủ nợ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Toà án tỉnh, trụ sở chính và các chi nhánh của doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày.

Vì vậy, Thẩm phán phụ trách việc giải quyết yêu cầu, tuyên bố phá sản doanh nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tổ quản lý tài sản trong việc lập danh sách chủ nợ. Danh sách chủ nợ phải ghi rõ:

- Họ tên, địa chỉ của các chủ nợ không có bảo đảm, số nợ của từng chủ nợ, số nợ đến hạn, số nợ chưa đến hạn của từng chủ nợ.

- Họ, tên, địa chỉ của các chủ nợ có bảo đảm một phần, số nợ của từng chủ nợ, trong đó cần phân định rõ số nợ có bảo đảm một phần và số nợ không có bảo đảm, số nợ đến hạn, số nợ chưa đến hạn của từng chủ nợ.

- Họ tên, địa chỉ của các chủ nợ có bảo đảm, số nợ của từng chủ nợ, số nợ đến hạn, số chưa đến hạn của từng chủ nợ.

- Tổng số nợ không có bảo đảm đến hạn của các chủ nợ.

Khi niêm yết danh sách chủ nợ, trong trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh ở những địa phương khác Toà án giải quyết việc yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp cần uỷ thác cho Toà án nơi có chi nhánh của doanh nghiệp niêm yết danh sách chủ nợ tại chi nhánh đó. Toà án nhận được uỷ thác niêm yết danh sách chủ nợ có trách nhiệm niêm yết ngay danh sách chủ nợ và thông báo lại cho Toà án uỷ thác biết rõ ngày mình đã niêm yết. Trong trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh ở nước ngoài, Toà án cần yêu cầu cơ quan ngoại giao của Việt Nam (đại sứ quán hoặc lãnh sự quán) ở nước doanh nghiệp đặt chi nhánh niêm yết danh sách chủ nợ và thông báo lại cho Toà án biết rõ này niêm yết danh sách chủ nợ. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày niêm yết danh sách chủ nợ nếu các chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ có khiếu nại với Thẩm phán về danh sách chủ nợ, thì Thẩm phán xem xét khiếu nại, nếu thấy có căn cứ (như trong danh sách chủ nợ có tên chủ nợ đã được thanh toán hết số nợ; rõ ràng có sự sai sót về số nợ của chủ nợ; chủ nợ đi vắng xa không biết việc Toà án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp để gửi giấy đòi nợ đến Toà án v.v... thì Thẩm phán sửa đổi hoặc bổ sung vào danh sách chủ nợ).

Hết thời hạn 10 ngày kể từ ngày niêm yết danh sách chủ nợ, Tổ quản lý tài sản khoá sổ danh sách chủ nợ. Những chủ nợ không gửi giấy đòi nợ thì mất quyền tham gia hội nghị chủ nợ.

VII - Về hội nghị chủ nợ

 

1. Theo quy định tại Điều 25 Luật phá sản doanh nghiệp thì cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có tên trong danh sách chủ nợ đều là thành viên của Hội nghị chủ nợ, không phân biệt là chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần hay chủ nợ không có bảo đảm, nhưng cần lưu ý là chỉ những chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần mới có quyền biểu quyết tại Hội nghị chủ nợ. Đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn cũng có quyền biểu quyết trong trường hợp họ nộp đơn yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

2. Theo quy định tại Điều 29 Luật phá sản doanh nghiệp thì "Hội nghị chủ nợ chỉ hợp lệ khi có sự tham gia của quá nửa số chủ nợ đại diện cho ít nhất hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm". Do đó, cần chú ý là ngoài các chủ nợ không có bảo đảm, thì các chủ nợ có bảo đảm một phần cũng được tính để xem xét Hội nghị chủ nợ có hợp lệ hay không, nhưng chỉ tính với số nợ không có bảo đảm.

Thí dụ: Một doanh nghiệp có 12 chủ nợ với số nợ 290 triệu đồng, trong đó có:

- 2 chủ nợ có bảo đảm với số nợ 100 triệu đồng,

- 5 chủ nợ có bảo đảm một phần với tổng số nợ 100 triệu đồng, được phân định rõ: nợ có bảo đảm 40 triệu đồng, nợ không có bảo đảm 60 triệu đồng.

- 5 chủ nợ không có bảo đảm 90 triệu đồng.

Như vậy trong thí dụ này tổng số chủ nợ đại diện cho tổng số nợ không có bảo đảm là 10 chủ nợ và tổng số nợ không có bảo đảm là 150 triệu đồng. Do đó, quá nửa số chủ nợ là ít nhất từ 6 người trở lên và ít nhất hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm là 100 triệu đồng.

Trong thí dụ này Hội nghị chủ nợ chỉ hợp lệ khi có ít nhất là 6 chủ nợ đại diện cho ít nhất hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm là 100 triệu đồng.

3. Theo tinh thần quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật phá sản doanh nghiệp thì trong thời hạn ba mười ngày kể từ ngày hoãn hội nghị chủ nợ. Thẩm phán triệu tập lại hội nghị chủ nợ và chủ trì hội nghị. Hội nghị ngày chỉ hợp lệ khi có sự tham gia của số chủ nợ đủ đại diện cho ít nhất hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm. Như vậy, trong trường hợp Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần thì Hội nghị chủ nợ lần thứ 2 được coi là hợp lệ chỉ cần một điều kiện đó là có sự tham gia của số chủ nợ (mà không cần đến quá nửa số chủ nợ) đủ đại diện cho ít nhất hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm. Thí dụ: trong thí dụ tại điểm 2 mục này thì Hội nghị chủ nợ chỉ hợp lệ khi có số chủ nợ (không phụ thuộc vào số lượng là bao nhiêu) đại diện cho ít nhất hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm là 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng).

Trong trường hợp Hội nghị chủ nợ lần thứ 2 không đủ số chủ nợ đại diện cho ít nhất hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

4. Thẩm phán phụ trách việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp là người tổ chức và chủ trì Hội nghị chủ nợ; cụ thể là:

- Triệu tập Hội nghị chủ nợ.

- Trước khi khai mạc Hội nghị, Thẩm phán phải kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập tham gia Hội nghị chủ nợ, xem xét với số người chủ nợ đã có mặt thì Hội nghị chủ nợ đã hợp lệ hay chưa, có cần hoãn Hội nghị chủ nợ hay không.

- Thẩm phán khai mạc Hội nghị và giới thiệu những người tham gia Hội nghị.

- Sau đó Hội nghị chủ nợ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định tại Điều 24 Luật phá sản doanh nghiệp.

5. Tuỳ từng việc cụ thể, Chánh toà Toà kinh tế có thể cử một hoặc hai Thư ký Toà án giúp Thẩm phán chủ trì hội nghị ghi biên bản Hội nghị. Biên bản Hội nghị phải ghi đầy đủ, chính xác quá trình diễn biến của Hội nghị và các ý kiến của những người tham gia Hội nghị.

6. Trong trường hợp Hội nghị chủ nợ đạt được sự thoả thuận thì theo Điều 33 Luật phá sản doanh nghiệp, Thẩm phán ra quyết định công nhận biên bản hoà giải thành của Hôi nghị chủ nợ về phương án hoà giải và giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tạm đình chỉnh việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Quyết định này phải được đăng báo địa phương và báo hàng ngày của Trung ương trong ba số liên tiếp.

Quy định "biên bản hoà giải thành về giải pháp tổ chức lại kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có giá trị pháp lý khi được quá nửa số chủ nợ đại diện cho ít nhất hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm thông qua" cũng được thi hành tương tự như hướng dẫn tại điểm 2 mục này.

 

VIII - Về việc giải quyết khiếu nại, kháng nghị

 

1. Trong trường hợp có khiếu nại, kháng nghị thì Chánh toà Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao chỉ định một tập thể gồm ba Thẩm phán để giải quyết khiếu nại, kháng nghị. Khi giải quyết khiếu nại, kháng nghị đối với quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao có quyền:

a) Bác khiếu nại, kháng nghị và giữ nguyên quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Toà kinh tế Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Sửa đổi một phần quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Toà kinh tế Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

c) Huỷ quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Toà kinh tế Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp;

d) Huỷ quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Toà kinh tế Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và tiến hành việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo thủ tục chung.

2. Theo quy định tại khoản 2 Điều 40, thì quyết định của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng. Mặt khác việc phá sản doanh nghiệp không phải là một vụ án, cho nên theo quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân, thì các quyết định của Toà án về việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp có hiệu lực pháp luật không được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; do đó, khi giải quyết khiếu nại, kháng nghị, các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao cần xem xét thận trọng, kỹ càng các quyết định của Toà kinh tế Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có khiếu nại, kháng nghị để có quyết định chính xác.

Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp là một vấn đề hoàn toàn mới đối với Toà án nhân dân; do đó, các đồng chí Chánh án các toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đồng chí Chánh án các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao cần tổ chức cho các Thẩm phán và cán bộ nghiên cứu của Toà án nghiên cứu kỹ các quy định của Luật phá sản doanh nghiệp và các điểm được lưu ý trong công văn này.

Trong quá trình thi hành Luật phá sản doanh nghiệp, nếu thấy có điểm gì vướng mắc, các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao cần phản ánh ngay cho Toà án nhân dân tối cao để Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có hướng dẫn kịp thời.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi