Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 1613/BNN-CB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại văn bản 256/VPCP-KTTH
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 1613/BNN-CB
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1613/BNN-CB | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Bùi Bá Bổng |
Ngày ban hành: | 29/05/2012 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp |
tải Công văn 1613/BNN-CB
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1613/BNN-CB | Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2012 |
Kính gửi: Bộ Công Thương
Phúc đáp công văn số 70/BCT-XNK ngày 21/3/2012 của Bộ Công Thương về việc triển khai thực hiện chỉ đạo của PTT Hoàng Trung Hải tại văn bản số 256/VPCP-KTTH, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến như sau:
1) Sự cần thiết của việc khống chế số lượng đầu mối xuất khẩu gạo và sự tham gia lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn gạo, nhưng có đến gần 200 doanh nghiệp tham gia, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, dễ bị các nhà nhập khẩu phân hóa. Trên thực tế chỉ có khoảng 50 doanh nghiệp hàng đầu chiếm đến 90% sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm; số doanh nghiệp còn lại thực hiện các hợp đồng với số lượng rất nhỏ. Tình trạng này dẫn đến chất lượng hàng hóa, giá cả xuất khẩu không được kiểm soát, gây thiệt hại cả về kinh tế và uy tín quốc gia. Vì vậy, việc khống chế đầu mối xuất khẩu gạo là cần thiết, chỉ nên dưới 100. Mặt khác, cũng cần có biện pháp quản lý, giám sát các đơn vị được phép xuất khẩu, tránh tình trạng độc quyền.
Lúa gạo là sản phẩm có liên quan đến an ninh lương thực quốc gia, nên hoạt động xuất khẩu gạo là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Cần phải tạo ra các rào cản kỹ thuật (TBT) đối với hoạt động này để hạn chế đối tượng là các doanh nghiệp FDI, kể cả trong việc xem xét cấp giấy phép đầu tư.
2) Về việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật trong việc khống chế số lượng đầu mối xuất khẩu gạo để đảm bảo hoạt động lành mạnh của thị trường.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 về Kinh doanh xuất khẩu gạo, đây là công cụ quan trọng để kiểm soát số lượng đầu mối xuất khẩu gạo; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 560/QĐ-BNN quy định (tạm thời) về điều kiện kỹ thuật đối với máy móc thiết bị và kho chứa lúa gạo. Hiện các cơ quan chức năng của Bộ đang xây dựng, lấy ý kiến để hoàn thiện các Quy chuẩn kỹ thuật theo hướng đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống, tuân thủ quy định bảo quản chế biến để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.
Ngoài ra, cần bổ sung thêm các yêu cầu về mối liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân trên cơ sở hợp đồng sản xuất, tiêu thụ lúa hàng hóa, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người sản xuất và nhà chế biến xuất khẩu.
Trên đây là ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ Công Thương tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: VT, CB. | KT. BỘ TRƯỞNG |