Công văn 1310-TC/TCDN của Bộ Tài chính về việc cấp vốn lưu động năm 1997 cho các doanh nghiệp Nhà nước
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 1310-TC/TCDN
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1310-TC/TCDN |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Phạm Văn Trọng |
Ngày ban hành: | 24/04/1997 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp |
tải Công văn 1310-TC/TCDN
CÔNG VĂN
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 1310 TC/TCDN NGÀY 24 THÁNG 4 NĂM 1997
VỀ VIỆC CẤP VỐN LƯU ĐỘNG NĂM 1997 CHO CÁC
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Kính gửi: - Các Bộ, cơ quang ngang Bộ,
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW,
- Các Tổng công ty nhà nước,
Ngân sách nhà nước năm 1997 được Quốc hội thông qua, nguồn ngân sách dành để cấp vốn lưu động cho doanh nghiệp nhà nước chỉ bằng 65% so 1995 và bằng 100% so 1996, nhưng so với nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp thì chỉ đáp ứng được với một tỷ lệ rất nhỏ. Vì vậy, việc cấp vốn lưu động năm 1997 cho các doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Đối tượng cấp vốn lưu động theo thứ tự ưu tiên sau:
- Các doanh nghiệp nhà nước mới được thành lập theo quyết định của Thủ trưởng các Bộ, ngành kinh tế kỹ thuật, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo phân cấp của Chính phủ.
- Các doanh nghiệp được xếp loại theo doanh nghiệp hoạt động công ích.
- Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế lớn trong các năm 1995-1996 và kế hoạch 1997: có mức tăng trưởng cao, có số nộp ngân sách lớn, nhưng thiếu vốn.
- Các doanh nghiệp đang thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, như thắng thầu quốc tế xây dựng các công trình kinh tế, các công trình hạ tầng cơ sở; các doanh nghiệp thuộc ngành mũi nhọn của nền kinh tế hiện đang gặp khó khăn về vốn.
- Những doanh nghiệp có vốn (trừ giá trị sử dụng đất) đem góp liên doanh (trong hoặc ngoài nước), vào các Công ty cổ phần... không thuộc đối tượng xem xét cấp bổ sung vốn lưu động.
2. Hồ sơ để xét cấp vốn lưu động.
2.1. Đối với doanh nghiệp mới đi vào hoạt động năm 1997, hồ sơ gồm có:
- Bản sao quyết định thành lập doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề.
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu nộp ngân sách năm 1997.
- Biên bản xét duyệt định mức vốn lưu động năm 1997.
2.2. Đối với các doanh nghiệp đã hoạt động xét cấp bổ sung vốn lưu động, hồ sơ gồm có:
- Báo cáo công khai tài chính (được lập theo Thông tư số 73 TC/TCDN ngày 12/11/1996 của Bộ Tài chính).
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu nộp ngân sách năm 1997.
- Biên bản xét duyệt định mức vốn lưu động năm 1997.
3. Trình tự cấp phát:
- Đối với doanh nghiệp do UBND các địa phương thành lập: Căn cứ vào kế hoạch vốn lưu động phân bổ, Bộ Tài chính thông báo mức kế hoạch cấp vốn lưu động năm 1997 cho UBND các tỉnh, thành phố. Căn cứ mức được thông báo, Cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp thẩm định hồ sơ của doanh nghiệp, trình Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phê duyệt mức vốn cấp cho từng doanh nghiệp và gửi về Bộ Tài chính (Tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp) để cấp phát. Việc cấp vốn sẽ căn cứ vào quyết định của UBND các tỉnh, thành phố (trừ trường hợp bất hợp lý, sai chế độ Bộ Tài chính sẽ có ý kiến lại).
- Đối với các Tổng công ty 91 và Tổng công ty 90 và các doanh nghiệp độc lập do các Bộ, ngành Trung ương quyết định thành lập, Tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp chủ trì cùng với Vụ Ngân sách nhà nước xem xét xác định mức vốn cấp cho doanh nghiệp và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Mức vốn cấp cho các doanh nghiệp đang hoạt động không vượt quá tổng số nộp ngân sách trong năm của doanh nghiệp.
4. Mặc dù, vốn lưu động đã ghi vào kế hoạch cấp cho các Bộ, ngành, các địa phương và các Tổng công ty, nhưng khi kiểm tra nếu thấy không đúng đối tượng và không đủ điều kiện thì sẽ không cấp hoặc có thể thu hồi (nếu đã cấp) để cấp cho các đối tượng khác có đủ điều kiện theo quy định trên.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây