Công ty mẹ có quyền đặt tên công ty con trùng với tên của mình?

Một vấn đề phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh là việc đặt tên cho các công ty con. Vậy công ty mẹ có quyền đặt tên công ty con trùng với tên của mình không?

1. Công ty mẹ có quyền đặt tên công ty con trùng với tên của mình?

Đặt tên trùng với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó là một trong những điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp, do đó, công ty mẹ không có quyền đặt tên công ty con trùng với tên của mình.

Đặt tên trùng ở đây được hiểu là tên tiếng Việt của công ty con (bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng) hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của công ty mẹ (theo khoản 1 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020).

Cụ thể, Điều 38 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 quy định điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp như sau:

1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.

2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Đối chiếu với khoản 1 Điều 41 Luật này, tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

Như vậy, công ty mẹ tuyệt đối không được đặt tên tiếng Việt của công ty con hoàn toàn giống (giống cả loại hình doanh nghiệp + tên riêng) với tên tiếng Việt của mình.

Công ty mẹ có quyền đặt tên công ty con trùng với tên của mình
Công ty mẹ có quyền đặt tên công ty con trùng với tên của mình? (Ảnh minh họa)

2. Công ty mẹ và công ty con được đặt trùng tên riêng?

Theo khoản 2 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020, tên riêng của công ty con được trùng với tên riêng của công ty mẹ.

Theo đó, công ty mẹ và công ty con có thể đặt tên như sau mà không bị cấm, không gây nhầm lẫn:

- Tên riêng của công ty con trùng với tên riêng của công ty mẹ;

- Tên riêng của công ty con chỉ khác với tên riêng của công ty mẹ bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;

- Tên riêng của công ty con chỉ khác với tên riêng của công ty mẹ bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-“, “_”;

- Tên riêng của công ty con chỉ khác với tên riêng của công ty mẹ bởi từ “tân” ngay trước/từ “mới” được viết liền/cách ngay sau/trước tên riêng của công ty mẹ;

- Tên riêng của công ty con chỉ khác với tên riêng của công ty mẹ bởi một số tự nhiên, một số thứ tự/một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền/cách ngay sau tên riêng của công ty con.

3. Công ty mẹ có được ký hợp đồng với công ty con?

Về bản chất công ty mẹ và công ty con vẫn là những pháp nhân độc lập, nên công ty mẹ ký hợp đồng với công ty con cũng giống như những giao dịch bình thường giữa công ty này với công ty khác.

Công ty mẹ có được ký hợp đồng với công ty con?
Công ty mẹ có được ký hợp đồng với công ty con? (Ảnh minh họa)

Khoản 2 Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

2. Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với chủ thể pháp lý độc lập.

Lưu ý, trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên/cổ đông và buộc công ty con phải hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường/thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì:

=> người quản lý công ty mẹ phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về thiệt hại đó (theo khoản 3, 4 Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020).

Trên đây là giải đáp về việc Công ty mẹ có quyền đặt tên công ty con trùng với tên của mình, nếu còn thắc mắc, vui lòng gọi ngay đến số 0938.36.1919 để các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ cụ thể.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.