Công ty cổ phần chịu trách nhiệm hữu hạn hay vô hạn?

Hiện nay tồn tại 02 chế độ trách nhiệm trong kinh doanh là trách nhiệm hữu hạn và trác nhiệm vô hạn. Vậy cổ đông trong công ty cổ phần chịu trách nhiệm thế nào?

1. Công ty cổ phần chịu trách nhiệm hữu hạn hay vô hạn?

Công ty cổ phần có chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn, xuất phát từ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, theo đó, cổ đông công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Đây là một trong những ưu điểm khiến công ty cổ phần trở thành loại hình doanh nghiệp có sức hút với các nhà đầu tư.

Theo đó, công ty cổ phần phải tách biệt rõ ràng giữa tài sản của công ty và tài sản của cổ đông

Theo Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020, khi góp vốn vào công ty cổ phần, nhà đầu tư bắt buộc phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn của mình vào công ty.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ góp vốn, tài sản góp vốn không còn là tài sản của nhà đầu tư nữa mà trở thành tài sản hợp pháp của công ty cổ phần. Thay vào đó, nhà đầu tư trở thành cổ đông của công ty cổ phần và có các quyền, nghĩa vụ của cổ đông công ty cổ phần.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu cổ đông không có sự tách bạch giữa tài sản đầu tư và tài sản tiêu dùng thì CTCP không được hưởng chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn.

Tuy chịu trách nhiệm hữu hạn nhưng có những trường hợp họ phải chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình chứ không dừng lại ở phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Điển hình như theo khoản 2 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020, khi thành lập công ty cổ phần, nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.

Đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Cổ đông trong công ty cổ phần chịu trách nhiệm thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Trách nhiệm hữu hạn là gì?

Trách nhiệm hữu hạn là việc người góp vốn, chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp của mình.

Có thể hiểu đơn giản là khi doanh nghiệp phá sản/giải thể, người góp vốn, chủ sở hữu phải thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp thì chỉ phải thanh toán các khoản nợ tối đa trong phạm vi số vốn đã góp mà không phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình.

Các loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn: Công ty TNHH 1 thành viên; công ty TNHH 2 thành viên; công ty cổ phần. Các doanh nghiệp này có tư cách pháp nhân.

3. Trách nhiệm vô hạn là gì?

Ngược lại với trách nhiệm hữu hạn là trách nhiệm vô hạn theo đó người góp vốn chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình (trong phạm vi vốn góp và bằng cả tài sản riêng của bản thân).

Trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm hữu hạn là 2 chế độ trách nhiệm tài sản (Ảnh minh họa)

Điều này đồng nghĩa với việc khi doanh nghiệp phá sản/giải thể và phải thanh toán các khoản nợ thì người góp vốn, chủ sở hữu doanh nghiệp phải sử dụng toàn bộ tài sản của mình để giải quyết.

Các loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn: Doanh nghiệp tư nhân;  công ty hợp danh (thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn nhưng thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn). Đồng thời, các doanh nghiệp này không có tư cách pháp nhân.

Kết luận: Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, cổ đông công ty cổ phần chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.

Trên đây là giải đáp về: Cổ đông trong công ty cổ phần chịu trách nhiệm thế nào? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng gọi ngay tới tổng đài 0938.36.1919 để các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập khu công nghệ cao [mới nhất]

Việc thành lập khu công nghệ cao không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghệ, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.