Con dấu công ty có hiệu lực khi nào?

Con dấu công ty là yếu tố giữ vai trò quan trọng trong quản lý và hoạt động của doanh nghiệp. Vậy con dấu công ty có hiệu lực khi nào?

1. Con dấu công ty có hiệu lực khi nào?

Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp đã bỏ thủ tục thông báo mẫu dấu doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Do đó, con dấu công ty sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm hoàn thành việc khắc dấu/mua chữ ký số theo quyết định của công ty.

Theo khoản 1 Điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2020, dấu của doanh nghiệp bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu/dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Trước đây, theo khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 34 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Theo đó, con dấu doanh nghiệp chỉ có hiệu lực khi doanh nghiệp đã thông báo mẫu dấu với Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty để đăng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy, kể từ ngày 01/01/2021 (ngày Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực), con dấu công ty sẽ có hiệu lực ngay khi hoàn thành việc khắc dấu/mua chữ ký số mà không cần phải đợi đăng tải mẫu dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp như trước.

Con dấu công ty có hiệu lực khi nào?
Con dấu công ty có hiệu lực khi nào? (Ảnh minh họa)

2. Con dấu công ty có thời hạn sử dụng không?

Hiện nay, con dấu doanh nghiệp được sử dụng vô thời hạn. Cụ thể:

Trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực (trước ngày 01/7/2015)

Con dấu của các cơ quan, tổ chức sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày con dấu có giá trị sử dụng được ghi trên Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp (Điều 14 Thông tư 21/2012/TT-BCA).

Hết thời hạn trên, cơ quan, tổ chức sử dụng con dấu phải đăng ký lại mẫu dấu.

Theo đó, con dấu doanh nghiệp được đăng ký trước thời điểm Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực sẽ có thời hạn sử dụng là 05 năm.

Con dấu công ty không có thời hạn sử dụng
Con dấu công ty không có thời hạn sử dụng (Ảnh minh họa)

Khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực (từ ngày 01/7/2015)

Con dấu doanh nghiệp được quản lý, sử dụng theo Điều lệ công ty và không có thời hạn sử dụng, dùng tới khi nào doanh nghiệp muốn đổi mẫu con dấu mới.

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi hay hủy bỏ con dấu chỉ cần thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

Khi Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực (từ ngày 01/01/2021)

Quy định về thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng kí kinh doanh cũng bị bãi bỏ.

Theo đó, từ ngày 01/01/2021, con dấu doanh nghiệp được sử dụng vô thời hạn, doanh nghiệp tự quyết định mẫu con dấu và không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng kí kinh doanh khi cần thay đổi hoặc hủy bỏ con dấu.

Trường hợp doanh nghiệp đang sử dụng con dấu do công an cấp trước đây kèm theo thông báo mẫu dấu thì được tiếp tục sử dụng/có thể trả lại cơ quan công an rồi khắc con dấu mới/mua chữ ký số và mang con dấu mới ra ngân hàng làm thủ tục thay đổi với ngân hàng (không phải thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh như trước).

Như vậy, hiện nay, con dấu doanh nghiệp được sử dụng vô thời hạn.

Trên đây là giải đáp về việc con dấu công ty có hiệu lực khi nào? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ ngay đến số 0938.36.1919 để các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ kịp thời.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?