Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam là gì?

Chúng ta thường nghe nhắc tới nơi thường trú, nơi tạm trú của cá nhân mà ít khi nghe thấy cơ sở thường trú của doanh nghiệp. Vậy, cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là gì?

Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là gì?

Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nước ngoài tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mà không thành lập pháp nhân ở Việt Nam.

Cụ thể, căn cứ khoản 3 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 sửa đổi, bổ sung 2013, cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài được định nghĩa như sau:

Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mang lại thu nhập.

Trong đó, bao gồm:

- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;

- Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;

- Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hay một tổ chức, cá nhân khác;

- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;

- Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.

Ngoài ra, theo một số Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam với các nước như Singapore, Hàn Quốc… cơ sở thường trú cũng được hiểu là một cơ sở kinh doanh cố định mà qua đó xí nghiệp thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động kinh doanh của mình.

Và thuật ngữ cơ sở thường trú chủ yếu bao gồm: Trụ sở điều hành; chi nhánh; văn phòng; nhà máy; xưởng; mỏ, giếng dầu hoặc khí, mỏ đá hoặc bất kỳ địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên nào khác; một địa điểm xây dựng, công trình xây dựng hoặc lắp đặt kéo dài hơn 06 tháng.

Đồng thời, theo tiết 1.2.1 điểm 1.2 khoản 1 Điều 11 Thông tư 205/2013/TT-BTC, một doanh nghiệp nước ngoài được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam nếu đáp ứng đủ 03 điều kiện sau:

1- Duy trì tại Việt Nam một “cơ sở” như tòa nhà, văn phòng hoặc một phần của tòa nhà hay văn phòng đó, một phương tiện hoặc thiết bị,...; và

2- Cơ sở này có tính chất cố định, tức là được thiết lập tại một địa điểm xác định và/hoặc được duy trì thường xuyên. Tính cố định ở đây không nhất thiết phụ thuộc vào việc cơ sở đó phải được gắn liền với một vị trí địa lý cụ thể trong một thời gian nhất định; và

3- Doanh nghiệp tiến hành toàn bộ/một phần hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở này.

Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam (Ảnh minh họa)

Nghĩa vụ thuế của cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam nếu doanh nghiệp đó có một cơ sở thường trú tại Việt Nam và thu nhập đó liên quan trực tiếp/gián tiếp đến cơ sở thường trú đó.

Cụ thể, theo điểm b, điểm c khoản 2 Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan/không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó;

Trong đó, thu nhập chịu thuế gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác (thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ…).

Xem thêm: Thuế nhà thầu là gì? Đối tượng áp dụng thuế nhà thầu

Trên đây là định nghĩa về cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài, nếu gặp khó khăn liên quan, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1900 6192 để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập khu công nghệ cao [mới nhất]

Việc thành lập khu công nghệ cao không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghệ, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.