Ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh được khuyến khích đầu tư vào cụm công nghiệp

Dưới đây là nội dung về ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh được khuyến khích đầu tư vào cụm công nghiệp theo thông tin mới nhất được quy định tại Nghị định 32/2024/NĐ-CP.

Ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh được khuyến khích đầu tư vào cụm công nghiệp

Ngày 15/3/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2024/NĐ-CP quy định các ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp.

Theo đó, các ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp được quy định tại Điều 3 gồm:

- Công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp; công nghiệp cơ khí; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp dệt may, da giày.

- Công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông, công nghiệp điện tử; công nghiệp năng lượng thông minh; công nghiệp công nghệ kỹ thuật số, tự động hóa, thiết bị cao cấp, vật liệu mới, công nghệ sinh học.

- Các ngành, nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại địa phương cần được bảo tồn và phát triển; dịch vụ kho bãi, đóng gói bao bì, vận chuyển hàng hóa, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị công nghiệp và dịch vụ khác phục vụ trực tiếp cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương với tổng diện tích không quá 10% diện tích cụm công nghiệp;

- Các ngành, nghề công nghiệp khác có công nghệ cao, sạch, tiêu tốn ít năng lượng, mang lại giá trị gia tăng cao, phát triển bền vững;

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm tại các làng nghề, khu dân cư được khuyến khích di dời vào cụm công nghiệp.

Nghị định nêu rõ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp phù hợp phương án phát triển cụm công nghiệp.

Ngoài ra, ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh cần phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và thể hiện tại Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.

cơ sở sản xuất kinh doanh được khuyến khích đầu tư
Ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh được khuyến khích đầu tư vào cụm công nghiệp (Ảnh minh họa)

Phương án phát triển cụm công nghiệp

Theo Điều 4 Nghị định 32/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về phương án phát triển cụm công nghiệp. Theo đó, phương án phát triển cụm công nghiệp được xây dựng dựa trên các căn cứ sau:

- Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh.

- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch vùng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn cấp tỉnh.

- Nhu cầu diện tích mặt bằng, các điều kiện về địa lý, giao thông và nguồn lực để thu hút, di dời các tổ chức, cá nhân vào đầu tư sản xuất, kinh doanh trong các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh.

- Khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh;

- Yêu cầu bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất và các nguồn lực, tài nguyên khác của địa phương.

Phương án phát triển cụm công nghiệp được xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

(i) Căn cứ pháp lý, sự cần thiết xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp;

(ii) Đánh giá hiện trạng đầu tư hạ tầng kỹ thuật; thu hút đầu tư, tỷ lệ lấp đầy, tình hình sản xuất kinh doanh; công tác xử lý và bảo vệ môi trường; phòng cháy, chữa cháy; hiệu quả kinh tế - xã hội,..

(iii) Dự báo các yếu tố tác động đến phát triển các cụm công nghiệp trong thời kỳ quy hoạch;

(iv) Dự báo nhu cầu mặt bằng của các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các cụm công nghiệp, khả năng quỹ đất phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn cấp huyện, cấp tỉnh;

(v) Dự báo nhu cầu lao động làm việc tại các cụm công nghiệp trong thời kỳ quy hoạch;

(vi) Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh trong kỳ quy hoạch;

(vii) Xây dựng Danh mục các cụm công nghiệp dự kiến phát triển trên địa bàn cấp tỉnh trong kỳ quy hoạch, gồm:

  • Tên gọi, địa điểm

  • quy mô diện tích

  • Ngành nghề hoạt động.

(viii) Thuyết minh chi tiết từng cụm công nghiệp, trong đó nêu rõ:

  • Hiện trạng đất đai (trên nguyên tắc hạn chế sử dụng đất đã quy hoạch trồng lúa, đất thuộc khu bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh,…)

  • Ngành nghề hoạt động (định hướng ưu tiên các ngành, nghề có tính liên kết, trong cùng chuỗi giá trị của sản phẩm, dịch vụ ưu tiên sản xuất của địa phương...)

  • Giải trình cơ sở điều chỉnh, bổ sung cụm công nghiệp vào Danh mục các cụm công nghiệp trên địa bàn; dự kiến tổng mức đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp

(ix) Hiện trạng, quy hoạch các cụm công nghiệp dự kiến phát triển trong hệ thống các bản đồ của quy hoạch tỉnh;

(x) Giải pháp phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh trong kỳ quy hoạch, gồm:

(xi) Huy động các nguồn vốn đầu tư hạ tầng; cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp; bảo vệ môi trường; quản lý và tổ chức thực hiện).

Kinh phí xây dựng, thời kỳ của phương án phát triển cụm công nghiệp thực hiện theo quy định về quy hoạch tỉnh.

Trên đây là thông tin về ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh được khuyến khích đầu tư vào cụm công nghiệp.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Russin & Vecchi - Top M&A law firms chuyên nghiệp tại Việt Nam

Russin & Vecchi - Top M&A law firms chuyên nghiệp tại Việt Nam

Russin & Vecchi - Top M&A law firms chuyên nghiệp tại Việt Nam

Russin & Vecchi chuyên về nhiều lĩnh vực pháp lý, bao gồm luật doanh nghiệp và thương mại, sáp nhập và mua lại, sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, luật lao động, bất động sản, thuế,.... Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm về sáp nhập và mua lại của Russin & Vecchi sẽ cung cấp các dịch vụ pháp lý toàn diện cho khách hàng trong nhiều ngành khác nhau.

10 mức phạt mới từ 15/02/2025 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cần lưu ý

10 mức phạt mới từ 15/02/2025 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cần lưu ý

10 mức phạt mới từ 15/02/2025 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cần lưu ý

Nghị định 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm sẽ điều chỉnh một số mức phạt tại Nghị định số 98/2013/NĐ-CP. Dưới đây là 10 mức phạt mới từ 15/02/2025 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cần lưu ý.

Russin & Vecchi - Top M&A law firms chuyên nghiệp tại Việt Nam

Russin & Vecchi - Top M&A law firms chuyên nghiệp tại Việt Nam

Russin & Vecchi - Top M&A law firms chuyên nghiệp tại Việt Nam

Russin & Vecchi chuyên về nhiều lĩnh vực pháp lý, bao gồm luật doanh nghiệp và thương mại, sáp nhập và mua lại, sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, luật lao động, bất động sản, thuế,.... Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm về sáp nhập và mua lại của Russin & Vecchi sẽ cung cấp các dịch vụ pháp lý toàn diện cho khách hàng trong nhiều ngành khác nhau.

10 mức phạt mới từ 15/02/2025 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cần lưu ý

10 mức phạt mới từ 15/02/2025 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cần lưu ý

10 mức phạt mới từ 15/02/2025 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cần lưu ý

Nghị định 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm sẽ điều chỉnh một số mức phạt tại Nghị định số 98/2013/NĐ-CP. Dưới đây là 10 mức phạt mới từ 15/02/2025 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cần lưu ý.