Chứng khoán và cổ phiếu có giống nhau không?

Chứng khoán và cổ phiếu là thuật ngữ thường được sử dụng trong thị trường tài chính. Vậy theo quy định pháp luật, cổ phiếu có phải là chứng khoán không?

1. Cổ phiếu có phải là chứng khoán không?

Cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành (theo khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 54/2019/QH14).

Đồng thời, khoản 1 Điều 121 quy định:

Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.

Theo đó, chỉ công ty cổ phần mới có quyền phát hành cổ phiếu.

Khoản 1, khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định có 02 loại cổ phiếu như sau:

Cổ phiếu phổ thông: Cổ đông phổ thông có quyền tham dự, biểu quyết các vấn đề lớn của công ty, có thể nói cổ đông phổ thông có quyền quản lý và kiểm soát công ty.

Cổ phiếu ưu đãi: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi sẽ có ưu đãi nhất định về quyền biểu quyết, cổ tức hoặc được hoàn lại phần vốn góp tùy thuộc vào loại cổ phần ưu đãi mà cổ đông đó nắm giữ.

Cổ phiếu có phải là chứng khoán không theo quy định hiện hành
Cổ phiếu có phải là chứng khoán không theo quy định hiện hành? (Ảnh minh họa)

2. Chứng khoán là gì? Đặc điểm của chứng khoán

Chứng khoán là một loại tài sản có thể sử dụng để giao dịch. Chứng khoán bao gồm:

  1. Cổ phiếu;

  2. Trái phiếu;

  3. Chứng chỉ quỹ;

  4. Chứng quyền;

  5. Chứng quyền có bảo đảm;

  6. Quyền mua cổ phần;

  7. Chứng chỉ lưu ký;

  8. Chứng khoán phái sinh;

  9. Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.

Tuy nhiên, hiện nay, có 04 loại chứng khoán được sử dụng phổ biến là cổ phiếu; trái phiếu; chứng chỉ quỹ; chứng khoán phái sinh.

Về cơ bản, chứng khoán có các đặc điểm chính sau:

  • Tính thanh khoản: Chứng khoán có tính thanh khoản cao (khả năng hoàn chuyển thành tiền), trong đó, cổ phiếu có mức thanh khoản cao nhất. Các chứng khoán khác nhau sẽ có khả năng chuyển nhượng khác nhau.

  • Tính rủi ro: Chứng khoán là tài sản tài chính, giá trị của chứng khoán chịu tác động của nhiều yếu tố như thị trường, lạm phát, chính trị… ảnh hưởng lên tâm lý của nhà đầu tư.

3. Cổ phiếu và chứng khoán khác nhau ở điểm nào?

Như đã nêu ở trên, cổ phiếu chính là một loại chứng khoán, chứng khoán lớn và rộng hơn cổ phiếu. Có thể hình dung, chứng khoán là một tập hợp, trong đó cổ phiếu là tập hợp con của chứng khoán.

Cổ phiếu và chứng khoán khác nhau ở một số điểm
Cổ phiếu và chứng khoán khác nhau ở một số điểm (Ảnh minh họa)

Do đó, đương nhiên các đặc điểm, tính chất của cổ phiếu sẽ có tương đồng lớn với chứng khoán. Tuy nhiên, chúng vẫn có điểm khác nhau như sau:

Tiêu chí

Cổ phiếu

Chứng khoán

Định nghĩa

Cổ phiếu là một loại chứng khoán, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.

Chứng khoán là các loại tài sản có thể được giao dịch trên thị trường, gồm có cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền, chứng có bảo đảm…

Mục đích

Thường là để kiếm lời từ việc mua bán cổ phiếu/để sở hữu cổ phần của công ty và tham gia vào các quyết định quan trọng của công ty đó.

Mục đích khá đa dạng, có thể là để đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro và kiếm lời từ nhiều loại chứng khoán khác nhau.

Biến động giá

Biến động theo tình hình kinh doanh và lợi nhuận của công ty đó.

Chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ và thị trường.

Quyền lợi

Trở thành cổ đông công ty, có quyền tham gia vào quản lý, điều hành công ty…

Quyền lợi khác nhau tùy thuộc vào loại chứng khoán.


Tóm lại, cổ phiếu là một loại chứng khoán còn chứng khoán là các loại tài sản có thể được giao dịch trên thị trường tài chính và có thể bao gồm nhiều loại chứng khoán khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ...

Việc đầu tư vào cổ phiếu và chứng khoán đều có thể mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, tuy nhiên, mức độ rủi ro và cơ hội sinh lời có thể khác nhau. Đầu tư vào cổ phiếu thường có mức độ rủi ro cao hơn do biến động giá cổ phiếu và tình hình kinh doanh của công ty. Trong khi đó, đầu tư vào chứng khoán có thể mang lại sự đa dạng hóa danh mục đầu tư và giảm thiểu rủi ro.

Lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu hay chứng khoán phụ thuộc vào nhu cầu và mục tiêu đầu tư của mỗi nhà đầu tư, cũng như sự hiểu biết về thị trường và các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả.

Trên đây là giải đáp về: Cổ phiếu có phải là chứng khoán không? Nếu cần thêm bất kỳ thông tin liên quan nào, vui lòng gọi ngay tới số 0938.36.1919 các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam sẽ hỗ trợ kịp thời.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Vốn hóa là gì? Cách tính vốn hóa chuẩn nhất hiện nay

Vốn hóa là gì? Cách tính vốn hóa chuẩn nhất hiện nay

Vốn hóa là gì? Cách tính vốn hóa chuẩn nhất hiện nay

Vốn hóa là thuật ngữ phổ biến được sử dụng trong báo cáo tài chính. Để hiểu rõ hơn vốn hóa là gì? Cách tính cũng như ý nghĩa của vốn hóa đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp kiến thức hữu ích xoay quanh chủ đề này, xin mời các độc giả cùng đón đọc!